Bức tranh hiếm về Sài Gòn những năm 80 của thế kỷ 20 mang đến cái nhìn đẹp mắt và lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của thành phố xưa. Bức tranh này thể hiện sự pha trộn giữa văn hóa truyền thống và sự phát triển hiện đại, đem lại cảm xúc sâu lắng và kỷ niệm về quá khứ rực rỡ của Sài Gòn xưa.
Hình ảnh chụp Sài Gòn còn lưu lại đến nay, đa số là hình ảnh trước năm 1975, hoặc là hình từ thập niên 1990 cho tới nay, còn những hình ảnh Sài Gòn chụp trong thập niên 80 tương đối ít.
Đó là thời điểm chưa có nhiều du khách nước ngoài đặt chân đến Việt Nam, còn người Việt thì đa số cũng đang chật vật với đời sống mưu sinh thường ngày, nên không có nhiều nhiếp ảnh gia đường phố. Đó là lý do rất hiếm hình ảnh đường phố Sài Gòn được chụp trong thập niên 1980, ngoài những tấm hình sau đây:
Hình năm 1980:
Đường Đồng Khởi bên hông Continental Palace. Khách sạn hạng sang đầu tiên của Sài Gòn này được xây dựng năm 1878, thuộc sở hữu của tư nhân gần 100 năm cho tới khi bị quốc hữu hóa năm 1975Trước đó, hai đời nhà Franchini sở hữu Continental Palace, kể từ năm 1930Đường Lê Lợi, xe con đang đậu trước REX Hotel, bên kia đường là Eden. Giữa REX và Eden, quẹo phải là tới trụ sở UBND thành phố, là Dinh Xã Tây, Tòa Đô Chánh cũNhân viên khách sạn 5 sao REXREX Hotel nằm ngay vị trí đắc địa, giữa ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi. Năm 1953, hoàng thân Ưng Thi (cháu nội của Tùng Thiện Vương) và vợ là Nguyễn Thị Nguyệt Nga mua lại tòa nhà Bainier cũ để xây khách sạn REX. Năm 1959, REX Hotel được khai trương. Đến năm 1962, bên trong khách sạn này có REX Cinema hiện đại nhất Đông Nam Á thời đóSân thượng cúa REX Hoetl, nhìn qua phía Caravelle HotelChóp nón bên trên REX. Hai tòa nhà 2 bên là Eden và CaravelleBùng binh Cây Liễu (Bùng binh Bồn Kèn cũ) lúc này có nhiều cây liễu xung quanh, nằm ở chính giữa ngã tư Nguyễn Huệ – Lê LợiTượng Quách Thị Trang có từ năm 1963, sau đó bên cạnh xuất hiện thêm tượng Trần Nguyên Hãn, nằm ở bùng binh trước chợ Bến Thành. Ngày nay vị trí này là ga metroNhững em bé đang đan dây để làm nón thủ công. Dây này làm từ lá kè khô, lá thuộc họ lá cọ nhưng lớn hơn. Lá đem phơi khô, tuốt thành sợi, sau đó nhuộm màu rồi đan thành dây, rồi quấn dây thành nón, rổ
Hình năm 1983:
Quầy hàng bán các loại TV trắng đen và cassette, ảnh chụp được ghi ngày là 21/5/1983. Thời điểm này vẫn là thời bao cấp, các “cơ sở kinh doanh tư nhân” chưa được luật pháp công nhận, nhưng nhiều loại hàng hóa nhập ngoại có thể được tìm thấy ở các quầy hàng vỉa hè khu vực trung tâm thành phốQuầy hàng này bán các loại máy tính – mới nguyên hộp hoặc đã qua sử dụng – cùng nhiều loại pin khác nhauQuầy bán rượu bia, nước giải khát nhập ngoại trên vỉa hè
Người phụ nữ bán các loại ống nhòm đã qua sử dụng cùng máy ảnh và máy quay phimVợt tennis được bán cùng nồi cơm điện, máy xay sinh tố, máy đánh trứng, đồng hồ để bàn…
Chia tay người thân để xuất ngoại theo diện HO. Lúc này sân bay vẫn mang tên cũ là Tân Sơn Nhứt
Hình ảnh năm 1985:
Đường Lê Lợi nhìn về phía quảng trường Quách Thị Trang, chợ Bến Thành
Hình ảnh 1986:
Người con lai ở Sài GònNhững người được xuất cảnh theo diện con laiBên kia đường là Phòng Thông Tin Đô thành cũ và khách sạn Caravalle, lúc này mang tên khách sạn Độc Lập
Hình ảnh năm 1987:
Xe bán kẹo kéo, hình ảnh gợi lại nhiều kỷ niệm với thế hệ sinh vào thập niên 80Công trường Lam Sơn, lúc này vẫn còn phần đế của tượng Thủy Quân Lục Chiến cũ. Bên trái hình là Eden, bên kia đường là REX HotelEm bé bán dạo
Hình ảnh bàn ghế trường lớp quen thuộc với thế hệ 8x
Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết này. Hy vọng thông tin về bức tranh hiếm về Sài Gòn những năm 80 của thế kỷ 20 sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và sự phát triển của thành phố này trong quá khứ. Hãy tiếp tục khám phá và trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị khác về Sài Gòn và văn hóa Việt Nam!