“Đan Áo Mùa Xuân” là một tác phẩm của nhà văn Phạm Thế Mỹ, phê phán về tình trạng khúc mắc và mâu thuẫn trong xã hội. Cuộc sống hiện đại đầy rẫy những cam go, mỗi người cố giữ lấy bản nguyên của mình.
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng. Và cho dù là người “khác chiến tuyến” nhưng những ca khúc nhạc lính của ông vẫn được đông đảo người miền Nam yêu mến, tiêu biểu là Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái, đặc biệt là ca khúc nhạc xuân: Đan Áo Mùa Xuân.
Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ
là thôi em mong nhớ xuân này chàng có về
Hỏi hoa hoa chẳng nói, hỏi mây mây lặng đứng
Hỏi gió gió ngập ngừng, hỏi nắng nắng ngại ngùng.
Ngay đoạn đầu của bài hát, nhiều ca sĩ đã hát sai lời 1 cách “vô duyên”. Thay vì lời bài hát là:
Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ
là “thôi em” mong nhớ xuân này chàng có về
Một số ca sĩ trẻ đã hát thành: Là “Em THÔI” mong nhớ xuân này chàng có về… Chỉ sửa chỉ 1 chữ nhưng làm ý nghĩa câu hát thành trái ngược. “Thôi em mong nhớ” nghĩa là thôi thúc em mong nhớ. Câu hát này có nghĩa là: khi hoa mai vàng trước ngõ báo hiệu tin xuân, thôi thúc người thiếu nữ mong nhớ về người yêu, chẳng biết xuân này chàng có về được hay chưa…
Tâm sự thầm kín của cô gái không biết tỏ cùng ai, chỉ biết vu vơ, bâng khuâng thả hồn khắp chốn để hỏi lá, hỏi hoa, hỏi gió và nắng, và đáp lại nàng chỉ là sự ngập ngừng và ngại ngùng như chính tâm trạng của mình. Rồi nàng đã tự vấn lòng bằng cách tưởng tượng rằng loài chim đang véo von ngoài kia đang nói vời mình:
Chim mách rằng anh đang ngoài chiếɴ tuyến
người yêu thay tay súɴɡ, gối mộng là lá rừng
Vì quê hương còn khổ, tình yêu xin để đó
cho xáᴄ chếτ ngậm cười, cho nước mắt thôi rơi.
Vì quê hương còn khổ, nên người chinh nhân xin gác lại tình yêu, và những vất vả giao lao nơi sa trường được thi vị hóa để an lòng người hậu phương: “người yêu thay tay súng, gối mộng là lá rừng”. Trong niềm xúc động, nàng tha thiết nhớ về những mùa xuân vui năm cũ. Khi đó, dù đang được ở bên nhau, nhưng người trai vẫn không quên phận làm trai thời loạn:
Nhớ xuân, xuân năm nào,
bên bếp lửa vui, ngồi đan áo cho anh
đôi mắt anh dịu buồn, nói anh sẽ về
khi máᴜ xương ngừng rơi.
Để giờ mình em và manh áo xám trên môi
Dù rằng ngoài kia vang tiếng pháo đón giao thừa
Bánh chưng rất xanh, với hoa rất vàng
mà ngỡ là giấc mơ thanh bình.
Vậy là đêm đã khuya, phút giao mùa đã tới, tiếng pháo giao thừa đã vang khắp chốn, nhưng xuân năm này có mình nàng và manh áo đương đan dở để chờ trao tay người (mà chẳng thấy người). Chỉ có bánh chưng xanh, hoa mai vàng và tràng pháo giòn giã làm nàng tự huyễn hoặc mình bằng một giấc mơ về ngày thanh bình chưa đến.
Dù vậy thì nàng vẫn luôn nuôi một niềm tin rằng sớm muộn gì thì người yêu cũng sẽ về bên cạnh vào một mùa mai vàng nào đó, rồi họ cùng vẽ nên bức tranh của những ngày tháng bình yên, có hoa thơm cỏ biếc, có gió mát và tiếng sáo, và chim én sẽ về báo tin vui, mang sầu hận bỏ đi về cuối trời. Khi mà bầu trời cao rộng của quê hương không còn tiếng súng, nơi đó sẽ thành vùng bình yên chim hót, hoa xuân tươi thắm hơn. Và cuối cùng, đôi môi người thiếu nữ đương xuân thì sẽ lại được sưởi ấm bởi những môi hôn ngọt ngào.
Anh sẽ về khi mai vàng trước ngõ
và lang thang chim én mang sầu về cuối trời
quà cho em là bướm và hoa thơm cỏ biếc
với gió mát lưng đồi, với tiếng sáo tuyệt vời.
Anh sẽ về khi không còn tiếng súnɡ
trời xanh cao tiếng hát, chim trỗi nhạc đón mừng
Để hoa xuân lại thắm để môi em lại ấm
cho áo mới yêu đời cho tiếng sáo thêm vui.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng thông tin cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ và may mắn!