Dự án “Sài Gòn xưa trong 50 hình ảnh nổi bật” là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử và nghệ thuật để tái hiện lại vẻ đẹp và hồi ức của Thành phố Hồ Chí Minh xưa. Từ những bức ảnh cổ xưa, người xem có thể cảm nhận được sự phát triển và biến đổi của Sài Gòn qua thời gian. Đây là một chuyến phiêu lưu thú vị để tìm hiểu về quá khứ rực rỡ của một thành phố hiện đại ngày nay.
Bộ sưu tập 50 tấm ảnh màu đẹp nhất của Sài Gòn trước năm 1975 (bài thứ 2), được tuyển chọn từ hàng ngàn tấm ảnh xưa.
Thập niên 1960-1970, cho dù vùng ven Sài Gòn vẫn có rất nhiều những khu phố nghèo và tràn ngập người nhập cư tránh nạn, tuy nhiên ở khu vực trung tâm thì vẫn thể hiện được sự phồn hoa rực rỡ, có thể thấy điều đó qua loạt ảnh sau đây:
Công trường Mê Linh ở đầu đường Hai Bà Trưng, đoạn giao với Bến Bạch Đằng. Khu vực được thiết kế hình bán nguyệt này đã có ngay từ năm đầu Pháp chiếm được Gia Định, được trồng nhiều cây xanh và hoa cỏ, đến đầu thập niên 1960 có thêm một hồ nước nhân tạo. Bức tượng Hai Bà Trưng như trong hình được dựng năm 1962. Sau năm 1963, vì người ta cho rằng tượng đài Hai Bà Trưng có gương mặt được chế tác giống với mẹ con bà Nhu nên bị giật sập, chỉ còn lại phần đế. Phần đế đó được để trống trong suốt 4 năm trước khi tượng đài Trần Hưng Đạo được dựng lên trên đó vào năm 1967 và vẫn còn cho đến nay.
–
Đài phun nước ở đoạn giao của 2 đại lộ lớn nhất Sài Gòn là Nguyễn Huệ và Lê Lợi, là nơi thường được gọi là Bùng binh Cây Liễu, Bùng binh Bồn Kèn, là hình ảnh quen thuộc với người Sài Gòn trong gần 100 năm, cho đến khi nó bị phá hủy năm 2014 để thi công phố đi bộ Nguyễn Huệ. Tuy nhiên từ năm 2019, bùng binh và đài phun nước đã được khôi phục ở vị trí chính giữa ngã 4 sầm uất nhất Sài Gòn này.
Trong hình này còn có sự hiện diện của Thương xá TAX, cũng đã không còn từ năm 2016. Tiền thân của Thương xá TAX là tòa nhà thương mại mang tên là GMC (Grands Maɡasins Charnеr) được xây năm 1921 và khai trươnɡ năm 1924. GMC từng là nơi mua sắm của nhà giàu Pháp, Hoa Việt thời 100 năm trước, hầu như hàng của tất cả các cửa hàng lớn ở Paris đều có mặt ở đây.
Đến năm 1960, tòa nhà GMC chính thức đổi tên thành Thương Xá TAX, có địa chỉ 135 đại lộ Nguyễn Huệ. Mặt bằng được chia nhỏ và cho các tiểu thương thuê buôn bán. Các thương hiệu nổi tiếng thế giới bắt đầu xuất hiện và bày bán trong Thương Xá TAX.
–
Khi thành đô lên đèn. Thương xá TAX trong một buổi chiều muộn, ảnh chụp từ phía công trường Lam Sơn. Phía bên phải là tấm bảng lớn để yết thị thông tin quan trọng của đô thành được đặt chính giữa Bồn Binh Bồn Kèn.
–
Đại lộ Lê Lợi và Thương xá TAX (bên phải hình) nhìn từ khách sạn REX
–
Đường Công Lý hơn nữa thể kỷ trước (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay). Trong hình là đoạn vừa đi qua đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ). Ngôi trường bên phải là Marie Curie, ngôi trường có tuổi đời trên 100 năm, ngày nay vẫn còn và vẫn được giữ tên thời nguyên thủy. Chiếc màu xanh là Chevrolet Biscayne 1962, là mẫu xe giá rẻ của dòng sedan cỡ lớn được Chevrolet sản xuất từ 1958-1975.
–
Cũng như hình bên trên, hình này là đường Công Lý, đoạn trường Lê Quý Đôn ở bên tay phải. Ngã tư đằng trường là giao với đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần).
Trường Lê Quý Đôn được xem là là ngôi trường trung học đầu tiên ở Nam Kỳ. Thời Pháp, trường này thường được biết đến với cái tên Collège Chasseloup Laubat, nằm trên đường Chasseloup Laubat (nay là Nguyễn Thị Minh Khai).
–
Đại lộ Lê Lợi nhìn về phía Hạ Nghị Viện. Dãy nhà bên trái là một phần của Bộ Công Chánh. Lê đường sau bờ tường Bộ Công Chánh là nơi bán sách cũ nổi tiếng của Sài Gòn xưa.
Khu này ban đầu chỉ có vài gian sách nhỏ, sau đó lấn ra lề đường cản trở lưu thông nên cảnh sát đến giải tán triệt để. Nhưng dần dần vì không thể dẹp bỏ được nhu cầu mua bán chính đáng nên khu bán sách này được chính quyền chấp thuận cho tồn tại, có đóng thuế đất hằng năm vài ngàn đồng và vài chục đồng thuế chỗ ngồi mỗi ngày.
–
Đối diện bên kia đường của hình bên trên là nơi góc ngã 4 Lê Lợi – Pasteur có toà nhà Viễn Đông chuyên kinh doanh hàng điện tử. Ở tầng trệt, ngay bên phải của Viễn Đông có một nhà nhỏ không biển hiệu, giăng bạt ở hiên để bán nước mía, nên người ta vẫn thường gọi là Nước mía Viễn Đông.
–
Đầu đại lộ Hàm Nghi, người chụp hình đứng ở vị trí gần bùng binh trước chợ Bến Thành. Tòa nhà bên trái là trụ sở của Sở Hỏa Xa (địa chỉ ở số 2, Hàm Nghi).
Ban đầu, tòa nhà này là trụ sở Chеmins dе fеr dе l’Indᴏᴄhinе (CFI) đượᴄ xây dựnɡ từ năm 1910 νà khánh thành năm 1914 (cùng thời điểm với khánh thành chợ Bến Thành, dùnɡ để làm νăn ρhònɡ điềᴜ hành mạnɡ lưới xе lửa ở ρhía Nam. Thánɡ 5 năm 1952, tòa nhà trở thành trụ sở Hỏa Xa Việt Nam nằm dưới sự qᴜản lý ᴄủa bộ ᴄônɡ trình ᴄônɡ ᴄộnɡ νà νận tải.
Hiện nay tòa nhà này vẫn còn, là cơ sở của Tổng công ty đường sắt Việt Nam.
–
Chợ Bến Thành và đường Phan Bội Châu (bên hông chợ) đông đúc trong ngày Tết Ất Tỵ 1965.
–
Ngã tư Pasteur – Gia Long (nay là Lý Tự Trọng). Bên trong tường rào trắng bên tay phải là dinh Gia Long.
–
Công viên Đống Đa đầu đại lộ Nguyễn Huệ, đằng trước Tòa Đô Chánh (thời Pháp gọi là Dinh Xã Tây, nay là trụ sở UBND thành phố). Cái tên Đống Đa được đặt để kỷ niệm trận thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, tương tự cách đặt tên của công trường Lam Sơn ở đầu đại lộ Lê Lợi nằm sát bên cạnh.
Phần 4 của loạt tuyển chọn ảnh màu đẹp nhất của đường phố Sài Gòn xưa. Những hình ảnh này được tuyển chọn từ hàng ngàn tấm ảnh chụp Sài Gòn vào hơn 50 năm trước. Phần lớn hình ảnh trong phần này là những tấm ảnh được chụp từ trên cao, trên các nhà cao tầng của Sài Gòn do các binh sĩ – sĩ quan Mỹ chụp lại trong thập niên 1960.
–
Nhà thờ Huyện Sỹ được khởi công xây dựng năm 1902 và hoàn thành năm 1905, tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).
Vì nhà thờ này của họ đạo Chợ Đũi, nên người ta cũng thường gọi đây là Nhà thờ Chợ Đũi, tuy nhiên tên chính thức là Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ.
Tiền thân của nhà thờ Huyện Sỹ là một nhà thờ bằng lá được dựng tạm từ năm 1862, đến khoảng năm 1885 thì được thay bằng một nhà thờ bằng ngói. Năm 1900, nhà thờ ngói bị hư hỏng nặng, họ đạo Chợ Đũi được ông bà Huyện Sỹ (ông Lê Phát Đạt – ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu) hiến tặng một khoản tiền lớn để xây dựng nhà thờ mới, vì vậy sau này người ta thường gọi là nhà thờ Huyện Sỹ.
–
Bên trái là nhà ga xe lửa cũ của Sài Gòn, nằm đối diện với Chợ Bến Thành ở bên kia bùng binh. Trước đó nhà ga xe lửa nằm ở bến Bạch Đằng, sau đó chuyển về giữa đường Hàm Nghi (ở chỗ ngày nay là trung tâm xe bus). Sau khi chợ Bến Thành được khánh thành năm 1914 thì nhà ga chuyển về đối diện vào năm 1915.
Bên phải hình này là đường Lê Lai. Góc nhà Kim Hoa ngày nay là quản phở 2000 nằm đối diện với chợ Bến Thành
Năm 1978, Ga Sài Gòn tạm dời νề Ga Bình Triệu, nhà ɡa ở ɡần ᴄhợ Bến Thành đượᴄ dẹp bỏ, thay νàᴏ đó là ɡa Hòa Hưnɡ đượᴄ sửa ᴄhữa nânɡ ᴄấp để trở thành Ga Sài Gòn mới. Sau khi ɡa Sài Gòn ᴄũ bị ɡiải tỏa, tᴏàn bộ khu này đượᴄ quy hᴏạᴄh thành ᴄônɡ νiên 23/9.
–
Một góc đường Lê Lai, phía bên phải là khuôn viên ga xe lửa cũ, nay là công viên 23/9. Khi ga xe lửa được xây dựng năm 1915, đây chỉ là một con đường nhỏ chưa có tên. Sau đó con đường này được mở rộng và mang tên là Laterale Nord de la Gare từ năm 1917, đến năm 1920 đổi tên thành Colonel Boudonnet. Ngày 22/3/1955, chính quyền VNCH đổi tên đường thành Lê Lai, và tên này vẫn được sử dụng cho đến nay.
–
Góc Lê Lai – Phan Chu Trinh ở đoạn quảng trường Quách Thị Trang, liền kề với ga xe lửa cũ
–
Một đoạn của đường Lê Lai năm 1965
–
Từ một khách sạn trên đường Võ Tánh (nay là Nguyễn Trãi) nhìn qua ga xe lửa cũ (nay là công viên 23/9)
–
Ga xe lửa và đường Lê Lai nhìn từ tầng 5 Cư xá sỹ quan Mỹ (BOQ) Walling Hotel trên đường Phạm Ngũ Lão.
–
Đường Phạm Ngũ Lão, bên phải là ga xe lửa (nay là công viên 23/9). Vì là đường nằm dọc theo nhà ga xe lửa nên ban đầu đường này được đặt tên là Laterale du sud de la Gare, năm 1917 đổi tên lại thành Colonel Grimaud, đến năm 1955 đổi thành Phạm Ngũ Lão. Cái tên này vẫn được sử dụng cho đến nay.
–
Sài Gòn 1963 ở ngã 4 Lê Lợi – Nguyễn Huệ, góc dưới bên phải là bùng binh Bồn Kèn. Thời này vẫn còn những xe tải có mui làm bằng tre lợp lá như thấy trong hình.
–
Đường Bùi Thị Xuân, đoạn ra ngã ba với đường Cống Quỳnh. Con đường này mang tên vị nữ tướng Bùi Thị Xuân từ năm 1955 cho đến nay, trước đó có tên là Duranton. Xe xích lô đang đi về phía Bệnh Viện Từ Dũ tại góc Cống Quỳnh và Hồng Thập Tự (nay là NTMK). Ngày nay, chỗ cây xanh góc ngã 3 là Coop Mart Cống Quỳnh.
Ngã tư Đề Thám – Bùi Viện, còn có tên là Ngã tư Quốc tế. Ngày nay đường Bùi Viện cũng thực sự trở thành một “con đường quốc tế” khi trở thành phố ăn uống tập trung rất nhiều khách Tây (còn gọi là phố Tây).
Nơi này từng có những quán cafe tập trung nhiều ký giả, ban đầu là ký giả trong nước đưa tin về sân khấu, văn nghệ, sau đó có cả phóng viên quốc tế, nên sau đó người dân đặt là ngã tư Quốc Tế.
–
Công trường Mê Linh năm 1965 ở bên sông Sài Gòn. 3 cái trụ giữa hình từng là phần chân của tượng đài Hai Bà Trưng xây năm 1962 đã bị phá hủy năm 1963. Phần đế này để trống trong thời gian từ 1963 đến 1967 (như trong hình), đến năm 1967 thì binh chủng hải quân xây dựng tượng Trần Hưng Đạo trên đó, và vẫn còn cho đến nay sau hơn nửa thế kỷ.
Ở bên trái hình này là nhà xưởng của hãng BGI đã có từ năm 1875, ngày nay là công ty bia Sài Gòn – SABECO, nằm ở đầu đường Hai Bà Trưng.
–
Hình chụp từ PLAZA BEQ ở số 135 đại lộ Trần Hưng Đạo. BEQ là bản doanh dành cho các binh sĩ Hoa Kỳ còn độc thân ở Sài Gòn Đường xéo bên trái là Đề Thám, bên phải là Nguyễn Thái Học và Trần Hưng Đạo
Ngoài BEQ (Bachelor Enlisted Quarters) thì còn có BOQ (Bachelor Officer Quarters) là nơi dành cho các sĩ quan. Theo thống kê, chỉ riêng vùng Sài Gòn – Gia Định có hơn 100 BOQ và BEQ.
Dãy nhà dài bên phải ảnh là trên đường Đề Thám, ngay phía sau nhà thờ Tin Lành. Ở phía góc trên bên phải cũng nhìn thấy được KS Metropole và BV Hải Quân Mỹ. Ở phía xa gần giữa đường chân trời nhìn thấy các ống khói của nhà máy điện Chợ Quán.
–
Đại lộ Trần Hưng Đạo, phía trước là ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám với nhà thờ Tin Lành ở bên trái hình. Dãy nhà bên phải là rạp Nguyễn Văn Hảo, là rạp hát cải lương lớn và nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn trước 1975. Đoàn hát muốn mướn nơi này để trình diễn cần phải tuân thủ những điều kiện, đó là phải có tuồng tích hay, cảnh trí đẹp. Bầu gánh được về Nguyễn Văn Hảo cũng tìm mọi cách để làm sân khấu, tuồng tích của gánh hát mình sang trọng, hoành tráng hơn.
Rạp Nguyễn Văn Hảo được thương gia Nguyễn Văn Hảo cho khởi công xây dựng từ thập niên 1940, tổng cộng có 1.200 chỗ ngồi, với một trệt và hai lầu. Sân khấu sâu 10m, ngang 16m, được ví như “hàng không mẫu hạm” của cải lương Sài Gòn.
–
Villa thời Pháp ở số 88 đường Nguyễn Du, góc ngã tư với đường Pasteur
–
Giao lộ Duy Tân – Thống Nhứt, nay là Phạm Ngọc Thạch – Lê Duẩn. Tòa nhà bên phải là trụ sở Sài Gòn Xe Hơi, nơi sản xuất thương hiệu xe La Dalat nổi tiếng. Ngày nay vị trí này là cao ốc Diamond Plaza.
–
Đường Tôn Thất Thuyết quận 4, chạy dọc bờ phía bắc của Kinh Tẻ
–
Nhà màu trắng bên phải là Ambassador Hotel, đằng trước đó là bãi đậu xe phía sau của Opera House (lúc này là trụ ở Quốc Hội). Phía bên trái hình là trụ sở công ty điện lực nằm trên đường Hai Bà Trưng. Ban đầu, đây là nhà máy điện đầu tiên của Nam kỳ, nhưng sau đó dời qua nhà đèn Chợ Quán, nên đây trở thành trụ sở của các cơ quan quản lý điện lực của Sài Gòn từ đó cho đến tận ngày nay.
–
Đường Hai Bà Trưng năm 1962 nhìn từ Saigon Hotel. Bên trái là Quốc Hội (Opera House), bên phải là Sở Điện Lực, xa xa là Nhà Thờ, gần giữa hình là Brink Hotel BOQ.
–
Ngã tư Nguyễn Duy Dương – Hồng Bàng, gần chợ An Đông
–
Dòng xe đông đúc trên đại lộ Nguyễn Huệ năm 1969. Hơn 100 năm qua, đây luôn là con đường sầm uất nhất của thành đô, kể từ khi nó được người Pháp mở thành đại lộ mang tên Charner vào năm 1887. Phía cuối con đường là Tòa Đô Chánh, trung tâm hành chánh của Sài Gòn, công trình được khánh thành vào những năm đầu thế kỷ 20.
–
Tòa đại sứ Mỹ trên đường Thống Nhứt. Tòa nhà này được xây dựng năm 1965 và khánh thành 2 năm sau đó với chi phí 2,6 triệu USD, là một trong những tòa Đại sứ quán lớn nhất, được bảo vệ cẩn mật nhất thế giới thời điểm đó.
Tòa nhà là một khối vuông vức có 6 tầng được bao bọc bởi 7.800 viên đá Taredo, có 140 phòng với 200 nhân viên phục vụ và 60 lính gác thường trực. Tuy nhiên tòa nhà này chỉ hoạt động được trong 8 năm thì bị xảy ra biến cố 1975.
Sau đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã sử dụng tòa nhà này làm cơ sở cho tới thập niên 1980. Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, toàn bộ khu vực này được trao trả lại cho phía Mỹ. Sau đó chính phủ Mỹ quyết định đập bỏ tòa nhà này để xây tòa lãnh sự quán mới như hiện nay, với quy mô nhỏ hơn.
–
Đại lộ Thống Nhứt và tòa đại sứ Mỹ đầu năm 1968.
–
Công trường Lam Sơn nhìn từ khách sạn REX. Công trường này nằm ở một vị trí đặc biệt, ngay trung tâm của đô thành, xung quanh là 3 con đường phồn hoa nhộn nhịp bậc nhất Sài Gòn từ thuở sơ khai là Charner – Bonard – Catinat, sau đó tên đường đổi thành tên Việt là Nguyễn Huệ – Lê Lợi – Tự Do.
Suốt thời kỳ Pháp thuộc, nơi này mang tên là Place Francis Garnier, đặt theo tên một nhà thám hiểm, đồng thời là một sĩ quan người Pháp đã chỉ huy đánh chiếm Hà Nội năm 1873. Từ năm 1910, chính quyền thuộc địa đã cho đặt bức tượng của Francis Garnier tại đây cho đến năm 1955 thì bị dời đi. Đó cũng là thời điểm nơi này được đặt tên là Công Trường Lam Sơn, cái tên gắn liền với vị anh hùng dân tộc Lê Lợi. Con đường xuất phát từ công trường Lam Sơn – tòa nhà Opera House đến chợ Bến Thành cũng được đổi từ tên Bonard thành Lê Lợi.
–
Ngã 3 đường Đoàn Thị Điểm (nay là Trương Định) – Hồ Xuân Hương. Tòa nhà dài phía trên cùng là dãy lớp phía sau của trường nữ Gia Long.
–
Ngã tư Phan Đình Phùng – Đoàn Thị Điểm (nay là Nguyễn Đình Chiểu – Trương Định). Hình chụp từ tòa nhà Naval Support Activity, Saigon (NSA, Saigon), gần Bộ Tư lệnh Hải Quân Mỹ.
–
Trên sân thượng của Caravelle Hotel năm 1964. Khách sạn nổi tiếng nằm ngay bên cạnh Opera House này được xây năm 1957 và khai trương vào Noel năm 1959, với cổ phẩn của hãng Catinat Foncier, hãng hàng không Air France và cả Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhân khi đó Air France vừa mới mua được một đoàn máy bay phản lực Caravelle của xưởng sản xuất Sud Aviation nên đã đề nghị dùng tên “Caravelle” để gọi tòa nhà này. Ở tầng trệt của tòa nhà cũng có văn phòng thương mại của hãng Air France, vẫn còn cho đến tận ngày nay.
–
Kho xăng dầu Nhà Bè năm 1969 nhìn từ trên cao, nơi cung cấp nhiên liệu cho toàn thành đô. Nơi này đã bị phá hoại nhiều lần
–
Chiều trên cầu Thị Nghè năm 1960. Về nɡuồn ɡốᴄ tên ɡọi Thị Nɡhè, tên ɡọi ᴄhính xáᴄ ban đầu khônɡ phải là Thị Nɡhè mà là Bà Nɡhè. Nhưnɡ qua nhiều năm thánɡ, khônɡ rõ νì lý dᴏ nàᴏ đó, nɡười dân ɡọi ᴄhệᴄh đi thành Thị Nɡhè ᴄhᴏ tới nay.
Sở dĩ ᴄó tên bà Nɡhè là νì bà là νợ ônɡ Nɡhè (tươnɡ đươnɡ ᴄhứᴄ danh tiến sĩ nɡày nay), ᴄhứ tên thật ᴄủa bà là Nɡuyễn Thị Khánh, ᴄᴏn ɡái lớn ᴄủa quan khâm sai Nɡuyễn Cửu Vân, là một νị tướnɡ tɾiều Nɡuyễn, từnɡ đượᴄ ᴄhúa Nɡuyễn Phúᴄ Chu ᴄử νàᴏ Nam lᴏ νiệᴄ an dân, mở manɡ νùnɡ đất mới.
–
Dáng áo dài thướt tha đã trở thành một biểu tượng của Sài Gòn xưa. Hình chụp một góc phố ở Chợ Cũ, góc Hàm Nghi – Võ Di Nguy (nay là Hồ Tùng Mậu). Nơi này từng là chợ Bến Thành thứ 2, sau ngôi chợ đầu tiên đã có từ lâu đời nằm ở ở vị trí đầu đường Nguyễn Huệ – Hàm Nghi ngày nay. Khi người Pháp chiếm được Gia Định, họ cho dời chợ Bến Thành lùi vào bên trong, ở khu vực giữa 4 đường hiện nay là Ngô Đức Kế, Nguyễn Huệ, Hồ Tùng Mậu và Hải Triều.
Tuy nhiên đến đầu thế kỷ 20 thì chợ Bến Thành này bị xuống cấp. Vì không muốn duy trì một hình ảnh khu chợ lụp xụp ngay đằng trước tòa thị chính đang được xây dựng, chính quyền cho xây dựng chợ Bến Thành mới (là chợ ngày nay) vào năm 1912, còn chợ ở bên đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ) thì giải tỏa gần hết, được gọi là Chợ Cũ.
–
Đường Công Lý, đoạn gần tới ngã tư với đường Lê Thánh Tôn. Bên phải hình là thư viện Quốc Gia, bên trái một phần của dinh Gia Long.
–
Bank of America Saigon ở góc đường Nguyễn Văn Thinh – Phan Văn Đạt (nay là góc Mạc Thị Bưởi – Phan Văn Đạt)
–
Ngã tư Trần Hưng Đạo – An Bình năm 1963. Đi về bên trái là ra Saigon, đi về bên phải là vào đường Đồng Khánh (nay là đường Trần Hưng Đạo B). Hình chụp từ tầng lầu Khách sạn – Nhà hàng Đồng Khánh nằm tại góc Đồng Khánh – An Bình.
–
Rạp Hưng Đạo, giao lộ Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh. Rạp Hưng Đạo được xây khoảng năm 1960, thuộc loại rạp lớn và hiện đại nhất Sài Gòn thời bấy giờ, qua mặt cả rạp Nguyễn Văn Hảo được xây trước đó 20 năm. Đây là nơi “đóng đô” thường xuyên của đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga vào thập niên 1960.
–
Có lẽ là nếu không có hình bóng tà áo dài và nón lá, thì hình ảnh này không khác gì ở phương Tây. Tòa nhà màu trắng là REX Hotel nổi tiếng ở đại lộ Nguyễn Huệ. Từ thập niên 1920, nơi này đã là khu phức hợp thương mại, trưng bày ô tô của hãng Citroën và một số hãng khác.
Từ năm 1959, ông Ưng Thi đã cải tạo lại để trở thành REX Hotel như trong hình. Trong REX Hotel thời đó có rạp chớp bóng hiện đại nhất Đông Nam Á thời đó, là rạp duy nhất của Sài Gòn có màn ảnh đại vĩ tuyến để chiếu những cuốn phim có kỹ thuật tân tiến nhất với dàn máy chiếu đặc biệt chỉ có ở REX.
Nối liền bên cạnh REX từng là Thư Viện Abraham Lincoln (ở góc của tòa nhà). Thư viện này được thành lập năm 1956 có trụ sở ở góc Gia Long – Hai Bà Trưng. Năm 1962 thư viện dời về REX Hotel, được 2 năm thì dời về số 8 Lê Quý Đôn cho đến năm 1973.
–
Giao lộ của 2 đại lộ lớn nhất Sài Gòn là Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Tòa nhà màu trắng bên trái là REX Hotel, bên phải là công viên Đống Đa phía trước Tòa Đô Chánh.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài viết. Mong rằng thông tin cung cấp sẽ giúp bạn khám phá thêm về quá khứ đẹp đẽ của Sài Gòn xưa qua những bức ảnh tuyệt vời. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để khám phá thêm những kỷ vật đáng quý của thành phố này nhé!