Những hình ảnh xưa quý hiếm lăng vua Gia Long

0
12

Lăng Gia Long không chỉ là nơi an nghỉ của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn mà còn là minh chứng cho tình cảm chung thủy, sắt son của vua dành cho Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Hai mộ đá cạnh nhau trải qua hàng trăm năm thể hiện cho sự gắn bó, đồng hành lúc sinh thời và cả khi qua bên kia thế giới.

Gia Long là vị vua khai quốc của nhà Nguyễn, là người có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, từng nằm gai nếm mật từ khi mới 16 tuổi và làm nên nghiệp lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó ông cũng là người có nhiều tình cảm, đặc biệt là tình cảm dành cho vị Hoàng hậu đã cùng trải qua nhiều cơn hoạn nạn. Khi Hoàng hậu qua đời năm 1814, nhà vua cho xây lăng và ngôi song mộ nằm cạnh nhau để cùng an nghỉ giấc ngàn thu ở Thiên Thọ Lăng.

Mộ vua và mộ Hoàng hậu cạnh nhau bên trong lăng

Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan, là người vợ nguyên phối và Chánh cung Hoàng hậu của Gia Long thuộc vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, mẹ của Anh Duệ thái tử Nguyễn Phúc Cảnh.

Bà là người đoan chính, xinh đẹp và hiền từ. Khi còn trẻ, bà đã được Gia Long đích thân đem lễ vật đến hỏi cưới bà. Lênh đênh theo vua từ lúc gian khó, bà có khi phải giúp cứu Gia Long trong cơn nguy khốn. Con cái bà đều bị mất sớm. Khi Hoàng hậu qua đời, vua Gia Long rất đau buồn và quyết định xây lăng và sau đó mộ hai người nằm cạnh nhau vĩnh cữu ở Lăng Thiên Thọ, là bằng chứng cho tình cảm to lớn của nhà vua khai quốc đối với vị Hoàng hậu.

Sân chầu lăng vua Gia Long

Lăng mộ vua Gia Long có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng, được xây dựng trong 6 năm gồm nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến vua Gia Long. Tổng thể lăng nằm trong một vùng núi hoang sơ, sơn thủy hữu tình thuộc thôn Định Môn, xã Hương Thọ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong khu lăng mộ vua Gia Long còn có phần mộ của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (thân mẫu vua Minh Mạng), người qua đời năm 1846 và được vua Minh Mạng an táng bên cạnh sau vua cha Gia Long (băng hà năm 1920) và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (qua đời năm 1814), được gọi là Thiên Thọ hữu.

Thiên Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 (khi Thừa Thiên Cao Hoàng hậu qua đời) và hoàn tất khi vua Gia Long băng hà (năm 1820). Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này. Từ bờ sông Hương đi vào lăng có con đường rộng hai bên trồng thông và sầu đông cao vút, xanh um, tạo ra một không khí trong mát, tĩnh mịch. Hai cột trụ biểu uy nghi nằm ở ngoài cùng báo hiệu khu vực lăng.

Với chu vi lên đến 11.234,40 m; Thiên Thọ Lăng gồm những lăng sau:

Lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ thứ hai của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620-1687).

Lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (1650-1725).

Lăng Trường Phong của chúa Nguyễn Phúc Chú (1697-1738).

Lăng Thoại Thánh của bà Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng hậu (1738-1811), vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và là mẹ của vua Gia Long.

Lăng Hoàng Cô của Thái Trưởng Công chúa Long Thành, chị ruột vua Gia Long.

Lăng Thiên Thọ của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu – Tống Phúc Thị Lan

Lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (Trần Thị Đang), vợ thứ hai của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng.

Toàn bộ khu lăng là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất. Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và bên phải có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ. Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực:

Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Qua khỏi sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và 7 cấp sân tế là Bửu Thành ở đỉnh đồi.

Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất.

Điện Minh Thành

Bên trái khu lăng là Bi Đình, nay chỉ còn một tấm bia lớn ghi bài văn bia Thánh đức thần công của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh tế và sắc sảo.

Nhà bia (Bi đình)

Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ.

Tất cả đều được quy hoạch trong khu vực quan phòng rộng hơn 28 km², tạo thành một cảnh quan hùng tráng chạy dài từ chân dãy Trường Sơn đến bờ Tả Trạch – một hợp lưu của Hương Giang. Đích thân vua Gia Long đã thám sát, duyệt định vị trí, quy hoạch và chỉ đạo công tác thiết kế cũng như giám sát tiến độ thi công. Sử cũ cho hay, thầy Địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông “đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh”, nơi mà “ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt 10 ngàn năm”.

Theo gợi ý của tác giả L. Cadière từ hơn 60 năm trước đây, du khách nên viếng lăng Gia Long vào buổi chiều. Đó là thời khắc có thể ngắm cảnh hoàng hôn đang đến từ phía bên kia các hồ nước. Sự phối hợp giữa hồ nước cùng cảnh vật xung quanh, rừng thông sẽ tạo cho người tham quan một cảm giác khó tả. Chính lúc ấy, du khách mới cảm nhận hết vẻ đẹp hùng tráng và kỳ vĩ của khu lăng này.

Phong cảnh xinh tươi hòa với nét uy nghi của đồi núi xa xa. Sự khắc khổ tĩnh lặng của cái chết hòa với sự sinh động, nét tuyệt mỹ của thiên nhiên chung quanh. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong sự tĩnh lặng. Cái cảm giác buồn của cảnh, cái ghê rợn của sự chết chóc và sự đổ nát, sự xuống cấp cùng với sự thờ ơ của du khách với di tích làm cho di tích thêm phần huyền bí.

Cũng vì quá sâu sát với công trình xây cất “ngôi nhà vĩnh cửu” của mình và Hoàng hậu vừa qua đời, nên có lần suýt nữa, Gia Long đã thiệt mạng trong một tai nạn ở công trường. Một trận gió làm sập ngôi nhà mà vua đang trú ngụ, vua Gia Long tuy đã ẩn trong một cái hố nhưng vẫn bị thương ở trán, mí mắt và bị dập chân do một thanh xà rơi trúng. Hai hoàng tử thứ bảy và thứ tám là Tấn và Phổ bị trọng thương, nhiều người khác bị chết. Gia Long không trừng phạt các quan lại thi công, ngược lại đã cấp thuốc men để chạy chữa cho họ, cấp phát 500 quan tiền và 500 tiêu chuẩn gạo cho dân làng Định Môn, gần nơi xây dựng lăng.

Lăng Gia Long là một bức tranh trác tuyệt về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc, trong đó, thiên nhiên là yếu tố chính tạo nên nét hùng vĩ của cảnh quan. Đến thăm lăng, du khách được thả mình trong một không gian tĩnh lặng nhưng đầy chất thơ để suy ngẫm về những thành bại của cuộc đời mình cũng như vinh nhục của vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Dù hết sức cố gắng của trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế nhưng xem ra di tích không mấy thu hút khách tham quan, một phần do điều kiện xa xôi, một phần giá trị về mặt kiến trúc còn thua kém các lăng Tự Đức và Lăng Khải Định và lăng Minh Mạng nên thật sự chưa thu hút du khách.

Trước đây, để đến lăng Gia Long thì cách di chuyển duy nhất là đường thủy, đi đò hoặc thuyền xuôi theo dòng sông Hương qua chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén… Tuy nhiên ngày nay du khách đã có thể đến nơi đây bằng 2 đường: Đi qua cầu phao do người dân xây dựng bắc qua sông Tả Trạch, hoặc đi đường lớn chạy qua cầu Tuần, lăng Minh Mạng và cầu Hữu Trạch bắc qua con sông cùng tên.

Vua Gia Long sinh năm 1762 có tên húy là Nguyễn Phúc Ánh (thường gọi là Nguyễn Ánh), là vị vua sáng lập ra nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông lên ngôi năm 1802 và trị vì đất nước đến khi qua đời năm 1820. Vốn là một võ tướng nên vua Gia Long vô cùng mạnh mẽ, tuy nhiên hiếm người biết rằng vị vua này còn có một mối tình chung thủy, nghĩa tình với Thừa Thiên Cao hoàng hậu.

Bà Tống Phúc Thị Lan (Thừa Thiên Cao hoàng hậu) là ái nữ của Ngoại tả Chưởng dinh Tống Phước Khuông. Bà không những nổi tiếng xinh đẹp, nhẹ nhàng mà hành xử lễ nghĩa lại rất có phép tắc, lễ độ. Vào cung từ năm 18 tuổi, bà trở thành Nguyên phi và luôn phò tá, đồng hành bên vua trải qua biết bao cuộc thăng trầm, bể dâu của thời cuộc.

Nghĩa tình vợ chồng sắt son giữa vua và hoàng hậu khiến nhiều người cảm động, nhất là thông qua những việc vua làm sau khi hoàng hậu qua đời. Năm 1814, vua vì quá thương tiếc hoàng hậu nên đã quyết định xây dựng lăng phần mô phỏng lễ hợp lăng của người xưa để sau băng hà cũng được an táng bên cạnh người tri kỷ.

Lúc sinh thời họ đã có những tháng ngày đồng cam cộng khổ, tình cảm thắm thiết êm đẹp nên lúc mất đi, vua vẫn muốn được trọn đời, trọn kiếp bên người vợ của mình. Đây chính là lý do lăng mộ vua Gia Long trở thành công trình lăng tẩm độc đáo khác biệt so với các lăng mộ khác.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận