Những khách sạn hạng sang đầu tiên của Việt Nam và các “Nhãn hành lý” phổ biến thời kỳ 1900-1960

0
19

Những hình ảnh bạn sẽ được xem ở dưới đây từng được gọi là “nhãn hành lý khách sạn” (Hotel luggage label), là thứ từng tồn tại trong thời gian 1900-1960, rất phổ biến trong ngành du lịch thế giới cách đây hơn nửa thế kỷ. Thời đó, những khách sạn nổi tiếng ớ Sài Gòn như Continental Palace, Majestic Hotel, Palace Hotel, Grand Hotel… đều có nhãn hành lý để dán trên Vali của khách du lịch. Nhãn hành lý là một mẩu sticker có hình biểu trưng của khách sạn, chứ không phải là tờ giấy nhỏ xíu được hãng hàng không dán trên Vali như ngày nay (luggage tag).

Nhãn hành lý của Grand Hotel – Một trong những khách sạn lâu đời nhất ở Sài Gòn, nằm ở đầu đường Catinat, bờ sông Sài Gòn

Dưới đây là một số hình ảnh xưa của Grand Hotel:

Đầu đường Catinat năm 1921, bên phải là Grand Hôtel de la Rotonde, bên trái là Nam Việt Khách Lầu (sau này đập bỏ để xây Majestic)

Vị trí Grand Hotel ngày nay là Runam Bistro ở số 2-4-6 Đồng Khởi

Nằm đối diện bên kia đường, cũng ngay đầu đường Catinat là khách sạn Majestic, một trong những khách sạn lâu đời nhất Sài Gòn vẫn còn cho tới nay.

Khách sạn Majestic nằm ở số 1 đường Catinat/Tự Do/Đồng Khởi, được gia tộc Hui Bon Hoa xây dựng năm 1925 và vẫn còn lại cho đến nay sau nhiều lần tu sửa, cải tạo.

Ban đầu, vị trí này là khách sạn Hôtel d’Annam (Nam Việt Khách Lầu) của ông Huỳnh Huệ Ký (xem hình ảnh ở phần trên). Khách sạn này tồn tại đến năm 1925 thì công ty Hui Bon Hoa mua lại mảnh đất này để xây dựng khách sạn cao cấp có 44 phòng dựa theo thiết kế art-nouveau thường thấy ở vùng biển Riviera miền Nam nước Pháp.

Ban đầu, khách sạn chỉ có 5 tầng và một quầy bar trên sân thượng, do công ty bất động sản Hui Bon Hoa làm chủ đầu tư.

Majestic được xây trước “nhà chú Hỏa” (trên đường rue d’Alsace-Lorraine, nay là Phó Đức Chính) chỉ vài năm. Ít người biết rằng “nhà chú Hỏa” và khách sạn Majestic do cùng một người thiết kế là kiến trúc sư người Tây Ban Nha tên Rivera.

Thời đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương năm 1945, khách sạn Majestic được trưng dụng thành một trại lính Nhật. Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương 1946 thì vài năm sau đó Sở du lịch và triển lãm Đông Dương (The Indochina Tourism & Exhibition Department) đã mua lại toàn bộ tầng trệt và lầu 1 khách sạn và thuê 44 phòng để cho thuê lại.

Năm 1951, chủ sở hữu Continental Palace là Franchini Mathieu mua lại quyền kinh doanh của Majestic và mở lại nó như là một khách sạn, chứ không phải là cho thuê văn phòng như trước đó.

Từ năm 1952 đến 1955, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ Graham Greene đã thường xuyên lui tới quầy Bar trên tầng thượng của Majestic, là nơi ông rất yêu thích, trong thời gian sáng tác tiểu thuyết Quiet American (Người Mỹ Trầm Lặng), sau đó 2 lần được Hollywood dựng thành phim.

Năm 1965, khi Majestic hết hạn nhượng quyền thương mại ký với ông Franchini Mathieu, khách sạn này được văn phòng du lịch VNCH tiếp quản.

Cũng vào thời gian này, Majestic có đợt trùng tu lớn, với 2 tầng lầu được xây thêm theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, mặt tiền của khách sạn được thay đổi theo hướng kiến trúc hiện đại, có thêm một nhà hàng lớn và trung tâm hội nghị quốc tế.

Majestic năm 1965

Sau 1975, Majestic bị quốc hữu hóa và thuộc quyền sở hữu của công ty du lịch nhà nước là Saigontourist, đổi tên thành khách sạn Cửu Long, (tên quốc tế là Mekong Hotel).

Năm 1995, khách sạn được trùng tu một lần nữa với mặt tiền được thiết kế tương tự như kiểu thiết kế art-nouveau, được lấy lại tên nguyên thủy là Majestic Hotel.

Năm 2011, khách sạn được mở rộng, xây thêm 2 khối tháp cao 24 tầng và 27 tầng cùng 4 tầng hầm với 353 phòng, nâng tổng số phòng của khách sạn lên 538 phòng. CŨng trong năm này, trụ sở chính của Saigontourist được dời về đây.


Cũng nằm trên con đường Catinat sang trọng, còn có khách sạn Saigon Palace, vẫn còn cho tới nay:

Saigon Palace nằm ở góc đường Catinat – Vannier (Tự Do – Ngô Đức Kế), ngày nay là Đồng Khởi – Ngô Đức Kế.

Khởi đầu của tòa nhà này là vào năm 1929, khi ông Henry Edouard Charigny de Lachevrotière – Tổng biên tập của một tờ báo Pháp cho xây dựng Grand Hotel Saigon tại số 8 Catinat và khai trương vào năm 1930.

Đến năm 1932, Gɾand Hᴏtеl đổi ᴄhủ νà đổi tên thành Saiɡᴏn Palaᴄе.

Đến năm 1958, ᴄhính qᴜyền ᴄó ᴄhính sáᴄh là ᴄáᴄ ᴄửa hiệᴜ ρhải ᴄó tên tiếnɡ Việt, nên nơi này đượᴄ manɡ tên Saiɡᴏn Đại Lữ Qᴜán, tồn tại đến năm 1975.

Saᴜ năm 1975, đườnɡ Tự Dᴏ đổi tên thành đườnɡ Đồnɡ Khởi, νà nơi này ᴄũnɡ đổi tên thành kháᴄh sạn Đồnɡ Khởi. Từ năm 1995 đến nay, kháᴄh sạn lấy lại tên nɡᴜyên thủy hồi thậρ niên 1930 là Gɾand Hᴏtеl Saiɡᴏn.


Ngoài 3 khách sạn bên trên, trên đường Catinat còn có khách sạn hạng sang khác, và được xây dựng trước tất cả, đó là Continental Palace:

Nhãn hành lý của Continental Palace, khách sạn hạng sang đầu tiên của Sài Gòn

Ban đầu, Continental Palace được xây dựng để thu hút những du khách ưa thích thám hiểm vùng Đông Dương huyền bí đang còn hoang sơ, nhiều rừng rậm… vì vậy luggage label của khách sạn hạng sang này có hình con hổ.

Khách sạn quy mô và hoành tráng mang tên Continental Palace được xây dựng năm 1878, ở vị trí đắt giá của Sài Gòn: Nằm giữa bến cảng và Nhà Thờ, thông qua con đường Catinat vốn là trục đường trung tâm huyết mạch bấy giờ, bắt đầu từ ngọn đồi cao nhất đi xuống phía bờ sông.

Continental Palace được hoàn thành vào giữa năm 1880, gần như cùng lúc với nhà thờ Đức Bà. Có thể nói đây là khách sạn có lịch sử lâu đời và nổi tiếng nhất Sài Gòn, vẫn còn lại đến ngày nay sau hơn 140 năm.

Sau đó gần 20 năm, tại vị trí đối diện với khách sạn nếu nhìn về hướng bờ sông, một công trình quy mô khác được mọc lên, đó là Nhà Hát Lớn (Municipal Theatre), càng làm cho khách sạn gia tăng giá trị một cách đáng kể, vì hiếm có địa điểm nào ở Sài Gòn lúc đó có góc nhìn đẹp được như vậy.

Cũng trong thời gian này, có nhiều công trình nổi tiếng khác đã được xây dựng, ngoài Nhà Thờ Đức Bà (xây từ năm 1877) và Municipal Theatre (xây từ năm 1898) còn có Bưu điện thành phố (xây từ năm 1886) và Tòa thị chính (xây từ năm 1898), đều là những công trình đã trở thành biểu tượng và còn tồn tại đến tận ngày nay, tất cả cùng tạo nên một diện mạo đẹp và sang trọng cho thành phố được mệnh danh Hòn ngọc viễn đông.


Ngoài các khách sạn sang trọng trên đường Catinat ở Sài Gòn đã nhắc tới bên trên, có một khách sạn khác được xây dựng ở Dalat, mà nếu nói về quy mô, sự bề thế, thì không có bất kỳ khách sạn nào ở Đông Dương sánh nổi, đó là Langbian Hotel, nay là Dalat Palace:

Langbian Palace là đại khách sạn được người Pháp xây dựng sớm nhất ở Đà Lạt, với ý định trang bị cho “đô thị nghỉ dưỡng” một nơi đón tiếp du khách có đầy đủ tiện nghi. Công trình này được xây năm 1916 và hoàn thành sau 6 năm.

Khuôn viên của Langbian Palace rộng đến hơn 40 nghìn mét vuông, chung quanh là vườn hoa, thảm cỏ, rừng thông. Có thể nói sự đồ sộ của Langbiang Palace hoàn toàn áp đảo mọi công trình của Đà Lạt về sau này.

Vào thuở sơ khai của Đà Lạt, Langbiang được xây dựng ở vị trí quy hoạch dành riêng, có rất nhiều lợi thế. Cận cảnh là hồ Xuân Hương, đồi Cù,… Ở phía xa là dãy núi Lang Biang xanh thẳm. Khách sạn này có hệ thống bậc thang trải dài theo sườn đồi, từ phía Hồ Xuân Hương đến tận lối vào chính. Chi tiết này làm cho khách sạn Palace thêm phần uy nghi, duyên dáng mà không khách sạn nào có được.

Langbiang Palace được xây dựng theo hình thức kiến trúc hiện đại kết hợp với trường phái cổ điển, gồm 3 tầng, phần tầng trệt nhô cao hơn mặt sân để tạo thêm một tầng hầm. Khách sạn có 43 phòng, tất cả đều được trang bị thiết bị, đồ dùng sang trọng.

Năm 1943, mặt tiền của Langbiang Palace được thay đổi phần mặt tiền, ngoại thất trở nên rất giống với dinh Bảo Đại được xây vào các năm 1934, 1937, không còn mang nét cổ điển nữa mà trở nên hiện đại hơn. Sở sĩ như vậy là vì toàn quyền Đông Dương lúc đó là Jean Decoux không thích những đường nét cổ điển mà ông xem là “lỗi thời” của Langbiang Palace trước đó. Vì vậy, kiến trúc cổ điển bị loại bỏ, đơn giản hóa các đường nét và cắt bỏ các chi tiết mang phong cách nghệ thuật rococo vốn thịnh hành từ thế kỷ 18 ở Pháp. Cũng nói thêm rằng việc “cắt xén” hoa văn để cải tạo kiến trúc của các công trình lớn theo phong cách art deco trong thời kỳ này không chỉ xảy ra đối với Langbian Palace, mà còn ở hầu hết các công trình khác ở Sài Gòn và Hà Nội, như là Nhà Hát Lớn, Thương xá TAX, Dinh Phó Soái (Dinh Gia Long)… ở Sài Gòn, và Rạp Eden cinema, tòa nhà Godard, Lacaze… trên phố Paul Bert (Tràng Tiền) ở Hà Nội.

Từ thập niên 1950, khách sạn đổi tên thành Dalat Palace, sau 1975 có thời gian được mang tên Dalat Sofitel Palace, rồi lại đổi thành Dalat Palace Hotel như hiện nay.


Hình ảnh Hotel luggage Labels của một số khách sạn khác:

Khách sạn Grand Métropole Hotel ở Hà Nội:

Grand Métropole Hotel là khách sạn 5 sao đầu tiên của Hà Nội, được xây dựng năm 1901 tại Hà Nội, lúc đó là thủ đô của Liên bang Đông Dương. Ngày nay đây là một trong không nhiều công trình kiến trúc quý hiếm thời Pháp thuộc còn sót lại. Khách sạn có một bề dày lịch sử và một truyền thống lâu đời tiếp đón các vị khách quan trọng, các đại sứ, nguyên thủ quốc gia và những nhân vật nổi tiếng của giới giải trí.

Năm 1899, Gustave-Émile Dumoutier đệ đơn xin chuyển đổi các tòa nhà trên mảnh đất tại góc đại lộ Henri-Rivière (nay là phố Ngô Quyền) của ông thành khách sạn. Vốn bổ sung 500.000 francs do doanh nhân André Ducamp đóng góp. Grand Métropole Hotel được khai trương vào tháng 8 năm 1901 bởi André Ducamp và Gustave-Émile Dumoutier, và được điều hành bởi công ty bất động sản Cie Française Immobilière. Ngày 2 tháng 8 năm 1904, Gustave-Émile Dumoutier, cộng sự của André Ducamp, qua đời. Từ đó, khách sạn được quản lý bởi nhà điều hành chuyên nghiệp người Pháp, ông Edouard Lion. Khách sạn được các du khách đánh giá là một nơi ở sang trọng, mặc dù đắt tiền.

Từ 1930 đến 1934, suy thoái kinh tế toàn cầu tấn công thuộc địa. Vào thời điểm đó, công ty bất động sản Pháp Métropole Française Immobilière đã phát triển thành một chuỗi khách sạn hoạt động ở Tam Đảo (Hôtel de la Cascade d’Argent), và Đồ Sơn (Grand Hôtel de Doson). Nhà hàng Toa ăn trên các chuyến tàu chạy thẳng từ Hà Nội tới Vinh – Huế – Tourane, Grand Hôtel de Chapa (ở độ cao 1.750m, cách Hà Nội 325 km, được coi là “Pyrénées ở Bắc Bộ”) và Hôtel des Trois Maréchaux tại Lạng Sơn (Bắc Bộ) cũng nằm trong chuỗi khách sạn này.

Năm 1936 công chúng tập trung trước cửa Khách sạn để đón chào Charlie Chaplin và vợ của ông Paulette Goddard tới Hôtel Métropole hưởng tuần trăng mật, sau đám cưới bí mật của họ ở Thượng Hải.

Năm 1946 những người chủ Pháp của Métropole đã bán khách sạn cho một doanh nhân người Hoa, ông Giu Sinh Hoi.

Sau năm 1954, Métropole được quốc hữu hóa và đổi tên thành Khách sạn Thống Nhất, trở thành nơi tiếp đón chính thức các vị khách của chính phủ Việt Nam.

Năm 1987, công ty quản lý chuỗi Pullman Hotels đã liên doanh với chính phủ Việt Nam để cải tạo và nâng cấp khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Khách sạn được xây dựng lại hoàn toàn, mang tên cũ Metropole và mở cửa lại vào ngày 8 tháng 3 năm 1992, chính thức được gọi là Hotel Metropole. Sau đó khách sạn được chuyển giao cho chuỗi Sofitel và cuối cùng giữ vị trí lá cờ đầu trong nhóm Legend độc nhất vô nhị, với tên gọi Sofitel Legend Metropole Hanoi.


Khách sạn Splendide ở góc đường Henri-Rivière – Carreau (nay là Ngô Quyền – Lý Thường Kiệt):

Khách sạn này ngày nay là khách sạn Hòa Bình ở số 27 Lý Thường Kiệt.


Dưới đây là Nhãn hành lý của khách sạn Beau Rivage ở Nha Trang, được xây dựng từ năm 1926.

Đây là khách sạn hạng sang nằm trên con đường đẹp nhất Nha Trang, và là một trong những khách sạn đầu tiên trên thế giới mang thương hiệu Beau Rivage. Vào thời điểm đó, Beau Rivage được coi là biểu tượng của phong cách sống xa hoa, dành riêng cho giới thượng lưu. Ngày nay, có hơn 30 khách sạn mang tên Beau Rivage trên khắp thế giới.

Sau khi xem qua những hotel luggage label trên, có lẽ bạn sẽ thắc mắc là nó tồn tại có mục đích gì, và vì sao ngày nay không còn nữa?

Ngày xưa, các khách sạn lớn đều có Nhãn hành lý, được các nhân viên khách sạn dán lên vali của khách du lịch khi họ nhận phòng. Đó là một hình thức quảng cáo miễn phí cho các khách sạn, và khách du lịch cũng không bao giờ cảm thấy phiền lòng khi mỗi lần nhận phòng thì lại thấy trên vali của mình xuất hiện thêm một miếng dán quảng cáo cho khách sạn. Ngược lại, khách du lịch càng cảm thấy tự hào vì đó là dấu hiệu cho thấy họ từng được lưu trú ở khách sạn hạng sang trong các chuyến chu du khắp thế giới, điều mà không phải ai cũng làm được thời điểm đó. Thậm chí những nhân viên khách sạn còn được nhận tiền tip sau khi dán một nhãn hành lý thật đẹp và ngay ngắn trên vali của du khách.

Nhãn hành lý khách sạn trở thành một phụ kiện du lịch dán trên vali, chứng tỏ chủ nhân của nó là một du khách dày dạn kinh nghiệm, đã từng đến những địa điểm thời thượng từ Âu sang Mỹ, cho tới vùng viễn Đông xa xôi.

Thời đó, hầu hết vali được làm cứng cáp, nhãn hành lý dán trên đó rất khó bị bong ra và tồn tại được vài thập niên cùng với tuổi thọ của vali.

Nhãn hành lý không còn được phổ biến sau khi các vali cứng bị thay thế bằng những túi đựng hành lý mềm, và các khách sạn độc lập lớn trên thế giới bị thâu tóm bởi những chuỗi khách sạn có bộ phận tiếp thị tập trung.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận