Thành phố Hồ Chí Minh, trước đây được gọi là Sài Gòn, là trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch hàng đầu tại Việt Nam. Với nhịp sống sôi động, kiến trúc đa dạng và ẩm thực phong phú, thành phố luôn thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Ở phần trước, chúng tôi đăng lại những hình chụp Sài Gòn năm 1961 của tạp chí LIFE, vốn là hình trắng đen, được phục chế màu bằng công cụ colorize (tự động) và photoshop (chỉnh thủ công) và được khá nhiều bạn yêu thích. Tuy nhiên bên cạnh đó thì có một số độc giả nói rằng vẫn thích hình ảnh trắng đen hơn, vì qua nét màu cũ thấy còn vương lại dấu tích của thời gian.
Trong phần này, chúng tôi xin để ảnh gốc trắng đen bên cạnh hình đã tô màu.
Quảng trường trước chợ Bến Thành
—
—
Dinh Độc Lập kiến trúc cũ, trước khi được xây lại năm 1962
—
Đại lộ Lê Lợi. Tòa nhà đằng sau là bệnh viện thuộc hàng lâu đời của Sài Gòn, đó là Y viện Sài Gòn, thường được gọi là Nhà thương thí, sau gọi là Bệnh viện Đô Thành.
Bệnh viện này được xây dựng từ năm 1903, đến năm 1937 nhà thương thí được tái thiết rồi mang tên bác sĩ Dejean de la Bâtie. Ông Hứa Bổn Hỏa (tức chú Hỏa) góp chi phí để xây dựng lại nhà thương, nên người Sài Gòn cũng gọi đây là nhà thương Chú Hỏa. Hiện nay, nơi này là Đa khoa Sài Gòn tại số 125, đường Lê Lợi, P Bến Thành, Q1.
—
Đầu đại lộ Hàm Nghi
—
Chiếc taxi và những tà áo dài hoa tung bay trên phố đã trở thành những biểu tượng của Sài Gòn xưa.
—
—
Phụ nữ Sài Gòn xưa, thường chuộng áo dài khi ra đường:
—
—
—
—
—
—
—
—
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Hy vọng rằng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Hồ Chí Minh xưa. Chúc bạn có một ngày tuyệt vời và hứng thú khi khám phá thêm về lịch sử và văn hóa của đất nước chúng ta.