Sáng tác và ý nghĩa ca khúc “Cô Láng Giềng” của nhạc sĩ Hoàng Quý

0
25

Ca khúc “Cô Láng Giềng” của nhạc sĩ Hoàng Quý nói về tình yêu thương và lòng hiếu thảo trong cuộc sống hàng ngày. Bài hát được làm nhẹ nhàng, sâu lắng với giai điệu dễ nghe, lời ca tươi vui và ý nghĩa sâu sắc. Qua ca khúc, người nghe không chỉ cảm nhận được tình cảm của một người con với người mẹ mà còn thấy được tình thân, tình hàng xóm xóm giữa con người, làm nổi bật vẻ đẹp của tình thân và lòng hiếu thảo trong xã hội.

Thời tiền chiến, có 2 nhạc sĩ cùng rất tài hoa, có tài năng thiên phú, nhưng yểu mệnh và qua đời rất sớm khi tuổi mới ngoài đôi mươi, để lại nhiều thương tiếc cho hậu thế, đó là nhạc sĩ Đặng Thế Phong và Hoàng Quý. Giả sử rằng nếu cuộc đời của họ kéo dài thêm được vài năm nữa thôi thì chúng ta đã được thưởng thức thêm rất nhiều ca khúc bất tử nữa, chứ không chỉ vỏn vẹn với Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu… (Đặng Thế Phong) hay Cô Láng Giềng (Hoàng Quý).

Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Quý, người ta thường chỉ nhắc đến độc nhất một ca khúc Cô Láng Giềng, được viết cho mối tình thực sự của chính ông, mà quên đi sự đóng góp lớn của ông cho nền tân nhạc Việt Nam ở thời kỳ sơ khai từ cuối thập niên 1930 –  đầu thập niên 1940.

Nhạc sĩ Phạm Duy viết trong hồi ký: “Đánh giá Hoàng Quý không nên chỉ thu hẹp vào những sáng tác của ông, bởi vì sự hoạt động cho nền nhạc hùng còn là một điều khiến chúng ta phải ghi nhớ và ghi ơn. Ông là linh hồn của đám nhạc sĩ trẻ ở Hải Phòng, thúc đẩy mọi người sáng tác và ông làm cho những sáng tác đó có một đời sống hẳn hoi, nghĩa là in ra, hát lên trong những sinh hoạt hướng đạo hay học sinh của ông”. 

Nhạc sĩ Hoàng Quý tên thật là Hoàng Kim Quý, sinh ngày 31 tháng 10 năm 1920 tại Hải Phòng. Ông có người em trai là nhạc sĩ Hoàng Phú, tức Tô Vũ – tác giả của những ca khúc nổi tiếng Tạ Từ, Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa, Tiếng Chuông Chiều Thu…

Hai anh em Phú – Quý cách nhau 3 tuổi, nhưng vì Hoàng Quý học trễ nên 2 ông học chung với nhau tại trường trung học Lê Lợi ở Hải Phòng. Tại trường này, cả 2 được theo học nhạc lý với nhạc sĩ Lê Thương, cùng theo học còn có người bạn chung lớp là nhạc sĩ Canh Thân sau này. Sau đó anh em Phú-Quý còn theo học violin với bà Leprêtre – Một góa phụ người Pháp là chủ cửa hàng “Orphéce” – Cơ sở duy nhất ở đất Cảng bán các nhạc khí, bản nhạc và sách nhạc phương Tây. Tuy nhiên chỉ học được hết tập Mazas e’lesmeentaire cơ bản, vì học phí đắt quá nên 2 anh em Phú – Quý nghỉ học.

Sau đó, Hoàng Quý thường đến các quán bar ở đát Cảng vào lúc chiều tối, trèo lên tường ngồi để “học lỏm” các nhạc công người Philippines biểu diễn guitare Espagnone, guitare Hawai, Banjio alto, kèn saxophone, đàn contre-basse.

Vì mê nhạc và tìm mọi cách để học như vậy nên chẳng bao lâu sau Hoàng Quý đã có thể chơi được các loại nhạc cụ, thời gian sau đó có thể trở thành giáo viên dạy nhạc của trường Bonnal. Sau này, nhạc sĩ Văn Cao nói rằng 2 nhạc sĩ Lê Thương và Hoàng Quý là những người có ảnh hưởng rất lớn trong sự nghiệp của ông.

Thời gian dạy nhạc ở trường Bonnal – Hải Phòng, nhạc sĩ Hoàng Quý sáng tác ca khúc dành cho phong trào hướng đạo mang tên Anh Hùng Xưa, nhắc về vị anh hùng cờ lau khởi nghĩa ở Hoa Lư:

Anh hùng xưa nhớ hồi là hồi niên thiếu
Dấy binh lấy lau làm cờ quên mình là mình giúp nước
Dấn thân khắp nơi nguy nan ngàn thu lừng danh đất nước
Sứ quân khắp nơi kinh hoàng tiếng hùng nước Nam…

Bài hát không còn của riêng Hướng đạo nữa, mà là một trong những bản hùng ca đầu tiên của Tân nhạc Việt Nam. Sau đó nhạc sĩ Hoàng Quý còn sáng tác thêm một ca khúc nữa từ niềm cảm hứng về câu chuyện vua Đinh Tiên Hoàng, đó là bài Bóng Cờ Lau:

Ta cùng nhau đi thăm nơi hùng xưa
Oai linh đứng muôn đời giữa nơi sông cùng núi
Và sân đá tưởng rêu giãi gan sương cùng nứa
Ngàn bông lau đưa theo chiều gió phấp phới…

Nhạc sĩ Hoàng Quý còn sáng tác ca khúc về vị anh hùng lịch sử khác là Lê Lợi trong bản hùng ca Nước Non Lam Sơn:

Non cao ngất khí thiêng
Tưng bừng một sáng mùa Xuân mới
Tiếng reo vang đưa cùng theo gió đằng xa vời
Vừng ô lên sương tàn mờ sau mây núi
Bóng quân đi theo tiếng chiêng oai hùng rơi…


Click để nghe Mạnh Phát hát Nước Non Lam Sơn năm 1950 (Mạnh Phát sau này là nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng)

Ngoài những bản hùng ca đó, nhạc sĩ Hoàng Quý còn có sáng tác bài hát nhẹ nhàng mang tên Chùa Hương ngay vào thuở tân nhạc mới hình thành:

Chùa Hương lướt trên nước xanh với bao êm đềm
Con thuyền đưa tôi đến nơi thần tiên
Chùa Hương với đồi núi cao biết bao êm đềm
Phút mơ màng quên hết ưu phiền…


Click để nghe Hoàng Lan hát Chùa Hương năm 1949

Thời gian sau đó, nhạc sĩ Hoàng Quý đã đứng ra quy tụ được những tên tuổi lớn của nền tân nhạc là Đỗ Nhuận, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, và cả em trai Hoàng Phú để thành lập nhóm nhạc sĩ Đồng Vọng và cùng nhau sáng tác. Đây là nhóm nhạc sĩ đầu tiên sáng tác những bài hùng ca, như Bên Sông Bạch Đằng, Nước Non Lam Sơn, Tiếng Chim Gọi Đàn, Nắng Tươi, Chiều Quê của Hoàng Quý, Về Đồng Quê của Văn Cao, Ngày Xưa của Hoàng Phú… Tổng cộng Đồng Vọng đã sáng tác và ấn hành khoảng trên 60 ca khúc chủ yếu theo xu hướng nhạc hùng có nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc.

Song song với sáng tác hùng ca, thời kỳ này nhạc sĩ Hoàng Quý còn sáng tác ca khúc nổi tiếng nhất sự nghiệp: Cô Láng Giềng. Cho đến hiện nay, nhắc đến Hoàng Quý, đa số công chúng nghe nhạc chỉ biết đến duy nhất ca khúc này. Đây là một tuyệt phẩm tình ca lãng mạn viết cho cuộc tình thật sự của người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Hoàng Quý.

“Cô láng giềng” trong bài hát này sau đó cũng là người vợ yêu dấu của nhạc sĩ Hoàng Quý, tên là Hoàng Oanh. Đây là một trong những nữ ca sĩ đầu tiên hát tân nhạc từ thập niên 1940 (không phải là ca sĩ nhạc vàng sau này). Ca sĩ Hoàng Oanh là người đẹp nức tiếng ở Hải Phòng, khiến bao chàng văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ điêu đứng. Trong số những người say mê sắc đẹp kiều diễm của Hoàng Oanh có 3 người bạn thân là Văn Cao, Hoàng Quý và Kim Tiêu. Trong khi hai người bạn Kim Tiêu và Hoàng Quý dạn dĩ hơn, tỏ rõ tình cảm với người đẹp thì chàng nhạc sĩ Văn Cao nhút nhát lại chỉ dám ngắm nhìn Hoàng Oanh từ xa và dành tặng riêng nàng những câu hát tuyệt đẹp trong ca khúc Bến Xuân, sáng tác năm 1942:

“Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
Em đến tôi một lần
Bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân

….

Mắt em như dáng thuyền soi nước
Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân

Nhạc sĩ Văn Cao từng tâm sự về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Bến Xuân như sau: “Ngày xưa tôi có thầm yêu một người con gái mà không dám nói ra. Nhưng người ấy hiểu lòng tôi và đến với tôi. Vì thế nên mới có câu hát “Em đến tôi một lần” và có bài hát này”.

Đó là lần mà người đẹp Hoàng Oanh đột nhiên tới nhà tìm Văn Cao mà không hề báo trước, dù choáng váng trước tấm chân tình của cô tiểu thư cùng chuyến viếng thăm đột ngột, nhưng Văn Cao vẫn không thể mở lời yêu phần vì nhút nhát, phần vì gia thế quá chênh lệnh, nhạc sĩ Văn Cao đồng thời lại bị kẹt giữa hai người bạn Hoàng Quý và Kim Tiêu đều đã tỏ rõ tình cảm với Hoàng Oanh từ lâu.

Sau Văn Cao, ca sĩ Kim Tiêu cũng từng đưa cha mẹ đến xin cưới Hoàng Oanh nhưng không thành bởi nhà gái thách cưới quá cao khiến nhà trai không đáp ứng được.

Về phần nhạc sĩ Hoàng Quý, ca khúc Cô Láng Giềng được Hoàng Quý viết vào khoảng năm 1943, khi rời xa Hoàng Oanh đến Sơn Tây làm thư ký tại một trang trại bò của người họ hàng. Sau 6 tháng xa cách, không thể chịu nổi sự nhớ nhung dày vò, Hoàng Quý bỏ việc, trở lại Hải Phòng. Nhạc sĩ Tô Vũ từng hồi nhớ về anh trai mình như sau:

“Anh Hoàng Quý có vóc dáng dong dỏng cao, rất khôi ngô. Xung quanh anh Hoàng Quý luôn có rất nhiều bóng hồng, nhưng anh Hoàng Quý chỉ say đắm mỗi cô Hoàng Oanh! Mọi người trong gia đình tôi đều ra sức vun đắp cho họ!”.

Chính nhờ sự vun đắp này mà ngay khi trở về Hải Phòng, Hoàng Quý đã đến nhà hỏi cưới Hoàng Oanh và nhận được sự đồng thuận của cả hai gia đình. Trong đám cưới của họ, ca khúc Cô Láng Giềng đã được Hoàng Oanh hát lần đầu tiên với phần đệm đàn của chồng là nhạc sĩ Hoàng Quý. Điều đáng tiếc nhất là hạnh phúc của họ không kéo dài được bao lâu, bởi chỉ sau vài năm hôn nhân ngắn ngủi, Hoàng Quý đột ngột lâm bệnh hiểm nghèo và ra đi khi chỉ mới 26 tuổi (năm 1946).

Có một điều nhầm lẫn, đó là sau này khi nghe Cô Láng Giềng, người ta cứ tưởng là tác giả đã bị phụ tình, vì lời 2 của bài hát có kết thúc rất buồn, đó là “cô láng giềng” lên xe hoa cùng người khác. Tuy nhiên, thực ra nhạc sĩ Hoàng Quý chỉ sáng tác lời 1, kết thúc trong niềm lạc quan yêu đời ở thời điểm người bước chân về đầu ngõ để gặp lại người yêu:

Cô láng giềng ơi!
Nay bóng hoa bên thềm đã thắm rồi
Chân bước vui bên bờ đường quê
Em có hay chăng giờ tôi về.


Click để nghe Sĩ Phú hát Cô Láng Giềng trước 197

Sau khi sáng tác xong, nhạc sĩ Hoàng Quý đưa em trai của mình là nhạc sĩ Hoàng Phú (Tô Vũ) xem. Nhạc sĩ Tô Vũ rất yêu thích với bản nhạc mới của anh trai, đồng thời thấy rằng kết thúc bài hát bị lưng chừng nên đã đề nghị anh cho viết thêm lời 2.

Vì vậy, ca khúc Cô Láng Giềng chỉ có phần lời 1 là có nguyên mẫu ngoài đời, còn phần lời 2 là hoàn toàn hư cấu, theo như lời chia sẻ của nhạc sĩ Tô Vũ sau này:

“Với Cô Láng Giềng, anh tôi chỉ sáng tác lời 1. Đó là những vần thơ đầy lạc quan, phấn khởi khi chia tay người yêu và hy vọng một ngày trở về gặp nhau trong vui mừng. Còn lời 2 là do tôi sáng tác thêm, đó là cảnh chàng trở về, ngày có một đám cưới làng quê tưng bừng rộn rã của chính người yêu, và chàng buồn tình lặng lẽ ra đi… Thật ra lời 2 này không phải là tâm tư của Hoàng Quý mà do tôi hư cấu và Hoàng Quý đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự miêu tả một mối tình có thật, vì thực tế Hoàng Quý không có một bi kịch về tình yêu như nội dung của lời 2”


Click để nghe danh ca Anh Ngọc hát Cô Láng Giềng trong ban Tiếng Tơ Đồng

Xin hãy nghe phần lời 1 của ca khúc do nhạc sĩ Hoàng Quý viết:

Hôm nay trời xuân bao tươi thắm
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi
Tôi đã hình dung nét ai đang cười

Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm
Đôi mắt trong đen màu hạt huyền
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Xao xuyến nỗi niềm yêu…

Cô láng giềng ơi!
Không biết cô còn nhớ đến tôi.
Giây phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây thơ.

Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời
tôi không hề quên bóng ai bên bờ đường quê
Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về.

Năm xưa khi tôi bước chân ra đi.
Đôi ta cùng đứng bên hàng tường Vi.
Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi.
Đừng nói đến phân ly.

Cô láng giềng ơi!
Nay bóng hoa bên thềm đã thắm rồi.
Chân bước vui bên bờ đường quê.
Em có hay chăng giờ tôi về…


Click để nghe Vũ Khanh hát

Và phần lời 2 do nhạc sĩ Tô Vũ viết thêm:

Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao
Tôi biết người ta đón em tưng bừng

Tan mơ trời xuân đôi môi thắm
Đôi mắt nhung đen màu hạt huyền
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Tan vỡ cuộc tình duyên

Cô láng giềng ơi!
Thôi thế không còn nhớ đến tôi
Đến phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây thơ

Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời
Tôi không hề quên bóng ai bên bờ đường quê
Đôi mắt đăm đăm tìm phương về

Đành lòng nay tôi bước chân ra đi
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi
Đừng nói tới phân ly

Cô láng giềng ơi!
Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi
Chân bước xa xa dần miền quê
Ai biết cho bao giờ tôi về

Qua hai phần lời này, có thể thấy ở phần lời 2 nhạc sĩ Tô Vũ giữ nguyên phần giai điệu và cấu trúc bài hát và thêm vào kết thúc buồn cho cuộc tình, làm cho suốt nhiều năm “cô láng giềng” – cũng là người vợ của nhạc sĩ Hoàng Quý, bị tiếng oan là phụ bạc, không thể giãi bày.

Ca khúc “Cô Láng Giềng” do nhạc sĩ Hoàng Quý sáng tác đưa người nghe qua cảm xúc về tình cảm, sự hồ ngoại, tình thuở học trò trong mỗi lời ca. Bài hát mang thông điệp về tình yêu thương, lòng hiếu thảo và sự đồng cảm giữa con người. Nói về cô Láng, một người phụ nữ tốt bụng và giàu lòng nhân hậu, đón chị em mình vào ở như là người thân. Mỗi người trong cuộc đời đều cần một “cô Láng giềng” để chia sẻ và hỗ trợ trong cuộc sống.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận