Trần Quang là một tài tử nổi tiếng của điện ảnh Sài Gòn trước năm 1975. Ông là một diễn viên xuất sắc, góp phần vào sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam. Ông được khán giả yêu mến với diễn xuất tài tình, đa dạng vai diễn từ hài hước đến cảm động.
Tài tử điện ảnh Trần Quanɡ là tên tuổi quen thuộc ᴄủa lànɡ phim Sài Gòn từ trướᴄ năm 1975. Sở hữu ngoại hình đẹp trai phong trần và lãng tử, vóc dáng cao lớn ông đượᴄ xеm là một “Clark Gablе” ᴄủa Việt Nam.
Vốn là diễn νiên kịᴄh nói, từnɡ đỗ thủ khᴏa trườnɡ quốᴄ ɡia Âm nhạᴄ νà Kịᴄh nɡhệ Sài Gòn khóa 1 năm 1963 nhưnɡ khi Trần Quang ᴄhuyển sanɡ đónɡ phim thì ngay lập tức trở thành một tên tuổi lớn ᴄủa lànɡ điện ảnh miền Nam, trong khoảng 10 năm đã xuất hiện liên tụᴄ trᴏnɡ khᴏảnɡ 20 ᴄuốn phim ᴄhᴏ đến năm 1975.
Thập niên 1960 – 1970, tài tử Trần Quanɡ nổi tiếnɡ νới ᴄáᴄ νai diễn ɡianɡ hồ, một tài tử ᴄó hình thứᴄ νà nɡhệ thuật diễn xuất đẳnɡ ᴄấp trᴏnɡ nhữnɡ bộ phim nổi tiếnɡ như: Vết Thù Trên Lưnɡ Nɡựa Hᴏanɡ, Lᴏnɡ Hổ Sát Đấu, Điệu Ru Nướᴄ Mắt, Như Hạt Mưa Sa, Nàng… Đó là nhữnɡ bộ phim làm làm mưa làm ɡió trên ᴄáᴄ rạp ᴄhiếu bónɡ νới nhữnɡ nhân νật ᴄó thật như Đại Cathay, Jamеs Dеan Hùnɡ, Hᴏànɡ ɡhita, Tín Mã Nàm… ᴄũnɡ bởi là nhữnɡ nhân νật ᴄó thật mà Trần Quanɡ đã ᴄó khônɡ ít dịp tiếp xúᴄ nɡᴏài đời.
Thời đỉnh cao nhất sự nghiệp, Trần Quanɡ nhận số tiền ᴄát xê lên đến 3 triệu đồnɡ mỗi phim (lúᴄ đó νànɡ ᴄhỉ 20.000 đồnɡ/lượnɡ).
Sau năm 1975, khán ɡiả ᴄả hai miền Nam – Bắᴄ lại thấy tài tử Trần Quanɡ tiếp tụᴄ tỏa sánɡ qua ᴄáᴄ bộ phim như: Cô Nhíp, Cầu Rạᴄh Chiếᴄ, Tội Lỗi Cuối Cùnɡ, Cᴏn Thú Tật Nɡuyền… Tên tuổi Trần Quanɡ ɡắn liền νới ᴄáᴄ mỹ nhân màn ảnh thời đó như: Thẩm Thúy Hằnɡ, Phươnɡ Thanh, Kiều Chinh, Thanh Lan, Bạᴄh Tuyết…
Thời đó, νẻ đẹp phᴏnɡ trần, lãnɡ tử, νới đôi mắt đa tình νà hànɡ ria ᴄᴏn kiến ᴄủa ônɡ khiến nhiều thiếu nữ mê như điếu đổ. Nhắᴄ đến ᴄáᴄ tài tử nổi danh nɡày xưa, Trần Quanɡ νẫn đượᴄ lớp nɡười xưa nhớ đến cả νới νẻ điển trai lẫn về tài nănɡ diễn xuất.
Nghệ sĩ Trần Quang sinh năm 1942 tại Lào, nhưng là một người gốc Bắc. Ông nội của ông là một nhà nho, còn cha của ông là nhà ngoại giao nên thường xuyên làm việc tại nước ngoài. Sau khi công tác ở Lào được vài năm thì người cha lại chuyển công tác sang Thái Lan. Suốt thời gian đó, cậu bé Trần Quang chỉ nói tiếng Anh và tiếng Thái, sợ con không nói được tiếng Việt nên cha mẹ đã gửi Trần Quang về ở với chú ruột tại Sài Gòn.
Về Việt Nam, Trần Quang được khai sinh lại thành năm 1944 để vào học lại lớp 4, học tiếng Pháp bên cạnh tiếng Việt, nhưng đó đều là 2 ngôn ngữ mới nên ông nói rất ngọng nghịu, không giống bạn bè trong lớp. Ông quyết định bỏ học và nhờ chú thuê thầy về nhà dạy riêng.
Sau khi lấy tú tài, cha của Trần Quang muốn ông theo ngành ngoại giao để nối nghiệp, nhưng vì yêu thích nghệ thuật nên ông quyết định thi vào khoa kịch nghệ Trường quốc gia âm nhạc Việt Nam, dù lúc đó tiếng Việt vẫn chưa sỏi. Ban đầu người cha phản đối quyết liệt, nhưng không xoay chuyển được quyết định của Trần Quang nên đành thuận ý.
Mãi đến sau này, Trần Quang mới biết rằng cha của mình là người sưu tập từng bài báo và hình ảnh của con trai để tập hợp trong một cuốn album, ghi dấu con đường nghệ thuật của Trần Quang. Khi được bảo lãnh sang Mỹ, người cha vẫn giữ cuốn album đó và đưa lại cho con gái của Trần Quang với lời dặn dò: “Sau này khi ông nội đi rồi thì con đưa những kỷ vật này cho bố Trần Quang”.
Hầu hết hình ảnh được sử dụng trong bài viết này có được là nhờ sự sưu tầm của người cha hết lòng yêu thương con đó.
Năm 1963, Trần Quang tốt nghiệp thủ khoa nhờ diễn vai hai nhân vật kinh điển của sân khấu là Hamlet và Thành Cát Tư Hãn, ông được bạn bè trong khóa gọi là Đại Hãn thay vì cái tên Trần Quang.
Khi mới ra trường, Trần Quang có đóng vai phụ trong phim Phản Bội và đóng một vài vai kịch nhưng không tạo được sự chú ý, nên vẫn chủ yếu kiếm sống bằng nghề hướng dẫn viên cho công ty du lịch nhờ khả năng ngoại ngữ tốt. Đến năm 1965 thì ông đăng ký khóa thông dịch viên cho quân đội Mỹ. Năm 1968, tình cờ trong một lần chạy xe máy giữa phố, Trần Quang gặp đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc và được mời ký hợp đồng đóng phim. Trước đó vị đạo diễn nổi tiếng này đã rất ấn tượng khi tình cờ được xem 2 vai diễn tốt nghiệp của Trần Quang nên quyết đi tìm bằng được để mời đóng trong cuốn phim ông chuẩn bị thực hiện là Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương, với cát sê là 20.000 đồng, mở ra cánh cửa đưa Trần Quang bước chân vào đại lộ điện ảnh.
Dù đó là lần đầu đóng phim nhưng diễn xuất của Trần Quang trong Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương được đánh giá cao vì gương mặt rất “đàn ông” cùng lối diễn tự nhiên, khác với phong cách còn đậm chất sân khấu của các nam tài tử cùng thời. Vì vậy lần lượt các đạo diễn như Lê Hoàng Hoa, Bùi Sơn Duân và nữ minh tinh sáng giá nhất lúc đó là Thẩm Thúy Hằng đều đến gặp và mời Trần Quang hợp tác.
Năm 1969, Trần Quang nhận lời đóng phim “Nàng”, xuất hiện bên cạnh Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân. Dù vai diễn của ông trong phim Nàng được đánh giá cao, nhưng đó vẫn chỉ là một vai phụ.
Năm 1970, ông vào vai du đãng James Dean Hùng trong phim Điệu Ru Nước Mắt của đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Duyên Anh, đồng thời đóng vai chính họa sĩ Thuyên trong phim Như Hạt Mưa Sa của Bùi Sơn Duân bên cạnh 2 nghệ sĩ tài danh Thẩm Thúy Hằng và Bạch Tuyết, tiếp sau đó Trần Quang tiếp tục hợp tác với đạo diễn Bùi Sơn Duân và nghệ sĩ Bạch Tuyết trong phim Như Giọt Sương Khuya.
Click để xem phim Như Giọt Sương Khuya (Trần Quang, Bạch Tuyết)
Những cuốn phim đầu tiên này của Trần Quang đều thành công lớn về mặt doanh thu, đặc biệt là phim Điệu Ru Nước Mắt được nhiều báo chí ca ngợi. Dù chỉ diễn vai thứ chính bên cạnh vai chính là Đại Cathay của nghệ sĩ lừng danh Hùng Cường, nhưng diễn xuất của Trần Quang được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Nhà báo Viên Linh nhận xét: “Một nhân dáng điện ảnh mới vừa xuất hiện và có phần vượt trội so với những gương mặt kỳ cựu như Hùng Cường hay La Thoại Tân”.
Ngay sau đó Trần Quang được thủ vai chính trong cuốn phim thành công nhất trong sự nghiệp của mình, đó là vai Hoàng guitar trong phim Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang của đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Duyên Anh. Lần này, Trần Quang đóng chung với Thanh Nga, Bạch Tuyết, là 2 nữ diễn viên từ cải lương chuyển sang đóng phim và cũng rất ăn khách lúc đó.
Trong cuốn sách biên khảo điện ảnh của tác giả Lê Hồng Lâm, tài tử Trần Quang kể lại:
“Tôi cùng tuổi với Thanh Nga nhưng chị vào nghề trước tôi nhiều năm nên tôi vẫn dành cho chị một sự kính trọng nhất định và vẫn xưng hô kiểu chị em. Nhưng diễn những cảnh lãng mạn thì đôi khi phải dẹp sự kính trọng đó sang một bên để ăn ý với bạn diễn.
Trong một cảnh quay ở phần cuối, tôi và Thanh Nga phải diễn một cảnh rất lãng mạn trước khi chia tay để tay trùm Hoàng guitar nhận nhiệm vụ cuối cùng. Tôi đang chuẩn bị cúi xuống để đặt một nụ hôn lên môi người vợ thì Thanh Nga thì thầm bên tai, ‘nhớ nghe Quang, chị là chị nghe Quang’. Tôi tụt hứng vì bị Thanh Nga phá mất một trường đoạn xúc động nên không diễn được và lầm lì suốt ba ngày trên trường quay. Thanh Nga được thể trêu hoài, ‘đàn ông gì mà giận dai vậy?’ khiến tôi phải bật cười.
Trong chưa đầy 10 năm đóng phim ở miền Nam trước 75, tôi diễn chung với hầu hết các diễn viên nữ ăn khách nhất lúc đó, nhưng Thanh Nga vẫn để lại cho tôi một cảm xúc đặc biệt”.
Với vai diễn Hoàng guitar trong phim Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Trần Quang được trao giải diễn viên chính xuất sắc tại giải thưởng Văn học Nghệ thuật Sài Gòn, đồng thời đoạt giải Kim Khánh – Nam diễn viên được khán giả ái mộ nhất.
–
Đó cũng là thời gian mà Trần Quang trở thành Ảnh đế của làng nghệ thuật Sài Gòn, là cái tên sáng chói trong làng điện ảnh miền Nam với số tiền cát sê lên đến 3,3 triệu đồng. Ông lái những chiếc xe đắt tiền nhất và ở trong những căn biệt thự sang trọng ở Sài Gòn, nhưng cùng với đó là cuộc hôn nhân tan vỡ và vô số giai thoại về tình ái do giới báo chí Sài Gòn thêu dệt.
Trong lúc đóng chung với Thanh Nga trong phim Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Trần Quang thường lui tới nhà của Thanh Nga nên gặp và yêu người em gái thứ 9 của “nữ hoàng sân khấu”. Họ có với nhau một người con gái, nhưng hạnh phúc không được bền lâu, sau đó Trần Quang tiếp tục trải qua một số mối tình khác, nhưng ông rất kín tiếng, báo chí không khai thác được đời tư nên chuyển sang viết về những tin đồn tình ái dày đặc của ông.
Thời gian sau đó, Trần Quang lần lượt đóng chính trong những bộ phim như Nàng (với Thẩm Thúy Hằng), Người Tình Không Chân Dung, Hồng Yến (với Kiều Chinh), Anh Yêu Em (đạo diễn Nguyễn Long), Men Tình Mùa Hạ…
_
Những năm cuối cùng của điện ảnh miền Nam, Trần Quang bắt đầu được giới điện ảnh châu Á chú ý và mời hợp tác một số phim. Hai bộ phim hành động hợp tác với Hongkong và Thái Lan mà Trần Quang được mời đóng vai chính cùng với Lý Huỳnh (cha của Lý Hùng) là Long Hổ Sát Đấu và Hải Vụ 709.
_
Phim Long Hổ Sát Đấu có sự tham gia của ca sĩ Băng Châu, còn Hải Vụ 709 là sản phẩm của sự hợp tác giữa hai hãng phim Việt Ảnh (Việt Nam) và DanThai (Thái Lan), hoàn tất vào cuối năm 1974 và đã được gửi qua Mỹ để đạo diễn Bùi Sơn Duân chỉnh sửa, cắt, ghép, nhưng chưa kịp trình chiếu thì xảy ra biến cố 1975.
Sau năm 1975, khán giả cả hai miền Nam – Bắc lại thấy tài tử Trần Quang tiếp tục tỏa sáng qua các bộ phim như: Cô Nhíp, Cầu Rạch Chiếc, Tội Lỗi Cuối Cùng, Con Thú Tật Nguyền… Tên tuổi Trần Quang được diễn xuất bên cạnh các mỹ nhân màn ảnh thời đó như: Thẩm Thúy Hằng Thanh Lan, Bạch Tuyết… ở miền Nam, và Trà Giang, Như Quỳnh, Phương Thanh, Thùy Liên… ở miền Bắc.
Hai bộ phim thành công nhất mà Trần Quang hợp tác với điện ảnh miền Bắc sau 1975 là Tội Lỗi Cuối Cùng của đạo diễn Trần Phương (diễn chung với Phương Thanh) và Con Thú Tật Nguyền của đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh.
Thập niên 1980, khi đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện loạt phim Ván Bài Lật Ngửa, ban đầu định mời Trần Quang vào vai chính là điệp viên nhị trùng Nguyễn Thành Luân, nhưng sau đó có lẽ “nhân thân” của ông không phù hợp nên cuối cùng vai diễn thuộc về Nguyễn Chánh Tín.
Năm 1982, Trần Quang sang Mỹ định cư. Tại đây, ông theo học một khóa tu nghiệp về đạo diễn và sản xuất phim ở Hollywood Film Institute. Sau khi tốt nghiệp, Trần Quang làm MC và diễn kịch để sinh sống.
Hiện nay, ở độ tuổi ngoài 80, Trần Quang vẫn có dáng dấp của một quý ông lịch lãm và sống một cuộc đời an nhàn, điền viên với gia đình của con gái.
–
Một số hình ảnh của Trần Quang sau năm 1975:
_
_
_
_
_
_
Năm 1992, Trần Quang sang Mỹ , ông đã theo học khóa tu nghiệp đạo diễn và học về sản xuất phim ở Hollywood Film Institute. Tốt nghiệp xong, Trần Quang tham gia sân khấu kịch và là người dẫn chương trình được yêu thích tại Hải ngoại.
Một số hình ảnh của Trần Quang khi sang hải ngoại năm 1992:
_
_
Cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc bài viết này. Hy vọng sẽ mang lại thêm thông tin và hiểu biết về nghệ sĩ tài năng Trần Quang, người đã góp phần làm nên vẻ đẹp của điện ảnh Sài Gòn vào thời kỳ trước năm 1975.