Đối với người Sài Gòn trong hơn 50 năm qua, hẳn là ai cũng quеn thuộc với hình ảnh một cột tháp cao ở cửa ngõ phía đông của thành đô Sài Gòn. Nếu đi từ Hàng Xanh vào thì cột tháp nằm bên phải đường Phan Thanh Giản (xưa), nay là đường Điện Biên Phủ, trước khi vào đến cầu. Tuy là hình ảnh quеn thuộc nhưng ít người biết cột tháp này là gì, công dụng ra sao.
Bài viết này sẽ giải thích quá trình hình thành, công dụng và nguyên lý hoạt động của tháp, cũng như những hình ảnh của cột tháp này thời gian trước năm 1975.
Hình ảnh quеn thuộc này là cột tháp Tiêu Năng (có nơi gọi là tháp cắt áp, tháp chống va), được xây dựng năm 1966, theo thiết kế của kiến trúc sư lỗi lạc Ngô Viết Thụ, cùng thời điểm khánh thành nhà máy nước Thủ Đức, và là nhà máy nước lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Cho đến tận ngày nay, nhà máy nước này vẫn đang là nơi cung cấp nước chính cho Sài Gòn.
Cột tháp trên đường Phan Thanh Giản là một trong 2 tháp Tiêu Năng của nhà máy nước Thủ Đức. Tháp còn lại nằm ở gần ngã tư Thủ Đức, ở ngay nhà máy nước như hình ở bên dưới.
Công dụng của tháp Tiêu Năng là điều tiết, ổn định áp lực nước từ nhà máy nước Thủ Đức. Tháp này cao hơn 30m, có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Dọc thân tháp có một đường ống nối thông với đường ống cấp nước lớn bên dưới. Khi nước từ nhà máy bơm vào đường ống lớn chạy về đến tháp, áp lực nước sẽ được điều tiết, giảm xuống, trước khi nguồn nước này hòa vào mạng lưới đường ống nhỏ hơn.
Thí dụ nếu nước từ nhà máy bơm ra với áp lực lớn tương đương với cột nước cao hơn 30m thì khi đến tháp Tiêu Năng này, nước sẽ được đẩy lên đỉnh tháp. Thеo đó, áp lực nước được giảm xuống, cắt đi áp lực nước, nên cũng có người gọi là tháp cắt áp.
Nếu không có tháp Tiêu Năng thì nước từ đường ống lớn đổ vào sẽ có áp lực lớn, khi hòa vào mạng lưới đường ống cấp nước nhỏ hơn sẽ gây ra tình trạng xì, bể đường ống.
Nhà máy nước Thủ Đức được khánh thành vào ngày 12 tháng 12 năm 1966, nằm ở khu vực Linh Trung hiện nay, cung cấp 90% nhu cầu nước máy sinh hoạt của thủ đô Sài Gòn. Đây là một sự kiện trọng đại, vì từ thời điểm đó, hầu hết người dân Sài Gòn được dùng nước máy, không còn lấy nước phông tên nữa.
_
Thực ra nước máy ở Sài Gòn đã có từ rất lâu, nhưng chỉ có ở khu vực trung tâm, mặt tiền. Chỉ đến khi nhà máy nước Thủ Đức ra đời thì nước máy mới được “phổ cập” đến 90% người dân ở thành đô. Cũng từ thời điểm đó, tháp Tiêu Năng của đường Phan Thanh Giản, nay là Điện Biên Phủ, trở thành một hình ảnh thân thuộc với người Sài Gòn.
Một số hình ảnh của tháp Tiêu Năng ở đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ):
_
Tháp Tiêu Năng nằm ở ngay cửa ngõ Sài Gòn, sau nhiều năm có hình dạng cũ kỹ không thích hợp với bộ mặt của thành phố, gần đây đã được sơn sửa bên ngoài, gia cố tường, kết cấu thép và hệ thống chống thấm nước gốc polyurethane và chống rêu mốc, chống bám bụi.
Ngoài ra, vào năm 2004, một tháp Tiêu Năng khác được xây dựng gần cầu Tham Lương:
Một số hình ảnh khác của tháp Tiêu Năng ở Thủ Đức:
Cũng cần phân biệt tháp Tiêu Năng (cắt áp) bên trên, khác với các “thủy đài nấm” thường được gọi là tháp điều áp, nằm rải rác khắp Sài Gòn với chức năng điều tiết áp lực nước, như trong hình dưới đây:
Ngoài ra, mời bạn xеm thêm một số hình ảnh về quá trình xây dựng nhà máy nước và lắp đường ống dẫn nước máy cho thành đô Sài Gòn vào năm 1966. Đây có thể coi là một sự kiện lớn và quan trọng, vì từ lúc này trở đi thì hầu hết người dân thành đô Sài Gòn đã được sử dụng nước máy, các trụ nước phông tên (fontainе) đã có từ gần 100 năm trước đó đã dần dần được xóa bỏ.
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
Hãy theo dõi chúng tôi để có thể đọc nhiều bài viết hay hơn nữa nhé, xin cảm ơn bạn đã ủng hộ blog.