Câu đố giao thông và câu đố về bộ phận cơ thể là hai loại câu đố thú vị, mỗi loại đều tập trung vào lĩnh vực kiến thức khác nhau.
Câu đố giao thông thường đặt ra các tình huống, vấn đề liên quan đến luật giao thông, quy tắc an toàn khi tham gia vào giao thông đường bộ. Chúng thường mô phỏng các tình huống giao thông phức tạp hoặc đưa ra các tình huống khó đoán định về quyền ưu tiên, hướng di chuyển, hoặc định hình lại quy tắc giao thông. Mục tiêu của câu đố giao thông là giáo dục người chơi về quy tắc an toàn khi tham gia giao thông và khuyến khích họ suy nghĩ logic để đưa ra quyết định thông minh trong các tình huống giao thông khác nhau.
Trái lại, câu đố về bộ phận cơ thể tập trung vào kiến thức về cấu trúc, tên gọi và vị trí của các bộ phận trong cơ thể con người. Những câu đố này thường mô tả một bộ phận cụ thể của cơ thể và yêu cầu người chơi đoán tên của bộ phận đó. Đây là cách thú vị để rèn luyện kiến thức y khoa cơ bản hoặc đơn giản là tạo ra trò chơi giáo dục về cấu trúc cơ thể con người.
Cả hai loại câu đố đều mang lại giá trị giáo dục, rèn luyện kỹ năng tư duy và kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, chúng cũng tạo ra không gian giải trí thú vị, kích thích trí óc và khuyến khích sự tò mò và học hỏi.
Câu đố về bộ phận trên cơ thể người
Câu 1: Hai cô nằm nghỉ hai phòng
Ngày thì mở cửa mà trông ra ngoài
Đêm thì đóng kín chẳng ai thấy gì?
Đáp án: Đôi mắt
Câu 2: Lúc trẻ mình đen mượt mà
Về già mình trắng, ấy là tôi đây
Là gì?
Đáp án: Sợi tóc
Câu 3: Có cổ mà không có đầu
Xòe như hoa nở một màu hồng tươi
Nhưng khi đã nắm lại rồi
Tựa quả phật thủ theo người suốt năm?
Đáp án: Bàn tay
Câu 4: Một cây mà có năm cành
Giáp nước thì héo, để dành thì tươi?
Đáp án: Bàn tay
Câu 5: Cái gì tài giỏi lắm thay
Quét nhà giúp mẹ, viết bài, vẽ tranh?
Đáp án: Bàn tay
Câu 6: Vừa bằng lá đa đi xa về gần?
Đáp án: Bàn chân
Câu 7: Vừa bằng trái cau, bu nhau đi trước?
Đáp án: Ngón chân
Câu 8: Trên hang đá, dưới hang đá
Giữa có con cá thờn bơn?
Đáp án: Cái miệng
Câu 9: Một cồn mà đắp hai mo
Quan dân chi cũng uống nước sông thủy hồ?
Đáp án: Ngực
Câu 10: Chúm chím đôi cánh hồng đào
Khi vui nở nụ, trông vào càng tươi?
Đáp án: Nụ cười
Câu 11: Một cây mà có năm cành
Đốt dài, đốt ngắn tươi xanh suốt đời?
Đáp án: Bàn tay
Câu 12: Nhỏ thì trắng phau phau
Lớn thì đen thậm thùi
Già thì trụi lùi lụi
Đáp án: Răng
Câu 13: Giữa: một trái như trái đào
Không mưa, không gió ,lúc nào cũng rung
Hai bên, hai lá màu hồng
Chẳng đưa, chẳng đẩy, phập phồng chẳng ngơi?
Đáp án: Trái tim, hai lá phổi
Câu 14: Lưng đằng trước, bụng đằng sau?
Đáp án: Bắp chân
Câu 15: Trong thân ta, trái gì chua?
Đáp án: Trái khế
Câu 16: Một nhà, hai cửa như nhau
Chẳng hề phân biệt: cùng vào cùng ra
Suốt đời làn gió thoảng qua
Cửa mà hết gió, chủ nhà chết theo?
Đáp án: Mũi
Câu 18: Chẳng lợp mà thành mái
Chẳng cấy mà mọc đều
Già thì trắng phau phau
Non thì đen kin kít?
Đáp án: Mái tóc
Câu 19: Trên lông dưới lông
Đêm nằm chồng chất?
Đáp án: Mi mắt
Câu 20: Sắc hơn dao?
Đáp án: Mắt
Câu 21: Sâu hơn bể?
Đáp án: Bụng
Câu 22: Cao hơn trời?
Đáp án: Trán
Câu 23: Lưng đi trước, bụng đi sau
Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên
Đáp án: Chân
Câu 24: Lúc trẻ mình đen mượt mà
Về già mình trắng, ấy là tôi đây
Là gì?
Đáp án: Sợi tóc
Câu 25: Gang tấc suốt đời bên ta
Mà sao chẳng thể nhìn ra bao giờ
Ngày đêm làm việc lặng lờ
Lòng vui như thể mở cờ vẫn im
Là gì?
Đáp án: Khúc ruột
Câu 26: Cái gì không cánh mà bay
Không chân mà chạy, không tay mà bò
Lang trên xã dưới nơi mô
Tỉnh này xứ nọ, cũng mò tới nơi?
Đáp án: Tiếng nói
Câu đố về phương tiện giao thông
Câu 1:
Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ.
Đáp án: Xe đạp.
Câu 2:
Thân hình bằng sắt
Nổi nhẹ trên sông
Chở chú hải quân
Tuần tra trên biển
Là cái gì?
Đáp án: Tàu thuỷ.
Câu 3:
Chẳng phải chim
Mà bay trên trời
Chở được nhiều người
Đi khắp mọi nơi
Là cái gì ?
Đáp án: Máy bay.
Câu 4:
Con gì vượt sóng ra khơi
Năm châu, bốn biển tới chơi khắp vùng?
Đáp án: Con tàu
Câu 5:
Con gì không mắt không tai
Có đầu, có cuối, ai ai cũng nhờ?
Đáp án: Con đường.
Câu 6:
Con gì ở giữa hai bờ
Những loài thủy tộc sống nhờ bên trong?
Đáp án: Con sông.
Câu 7:
Có đầu, không miệng, không tai
Đôi mắt như chẳng nhìn ai ban ngày
Đêm chạy, “đôi mắt” sáng thay
Bốn chân là bánh, chứa đầy những hơi?
Đáp án: Ô tô.
Câu 8:
Tôi đây hỏi hết anh hùng
Chim chi một cánh bay cùng nước non?
Đáp án: Cánh buồm.
Câu 9:
Thân tôi như tấm ván dài
Ngày thời dài nắng, đêm thời dầm sương
Làm ơn tất cả muôn phương
Ơn thời chẳng có, đạp đường mà đi?
Đáp án: Cái cầu và con đường.
Câu 10:
Có mũi mà chẳng có mồm
Thế mà đến bến chuyên môn ăn hàng?
Đáp án: Tàu thủy.
Câu 11:
Trên thân nhiều đốt
Trong ruột nhiều con
Chạy như rắn trườn
Thở ra toàn khói?
(Đố là cái gì?)
Đáp án: Tàu hỏa.
Câu 12:
Mặt đất, dưới nước, trên trời
Đều đi được cả, hỏi người thứ chi?
(Đố là cái gì?)
Đáp án: Tàu bay.
Câu 13:
Tấm thân bình bịch nặng nề
Dẻo dai nặng nhẹ chẳng hề từ nan
Ruổi rong xuôi ngược xa gần
Mắt sáng quắc, tiếng vang ngân giật mình?
(Đố là cái gì?)
Đáp án: xe máy.
Câu 14:
Tính năng nổ
Cổ vươn dài
Cứ loay hoay
Khuân vác nặng?
(Đố là cái gì?)
Đáp án: Cần cẩu.
Câu 15:
Như cá mà lại chẳng bơi
Như thuyền ra khơi mà không bánh lái
Cũng đi lại mà chẳng có chân?
(Đố là cái gì?)
Đáp án: Cái bè.
Câu 16:
Bốn mắt sáng quắc đỏ tươi
Bốn mắt xanh lét, tính thời rất nghiêm
Thị thành xuôi ngược triền miên
Ai nào dám trái, dám phiền hắn ta?
(Đố là cái gì?)
Đáp án: Đèn giao thông.
Câu 17:
Một mặt mà chỉ một chân
Đứng bên quốc lộ xa gần khắp nơi
Tuy rằng chẳng nói một lời
Mà nghiêm pháp luật, trái thời phạt ngay?
(Đố là cái gì?)
Đáp án: Biển chỉ đường.
Câu 18:
Nhà thì vốn ở bên sông
Mà đời lờ lững như không bến bờ
Người yêu cũng thật tình cờ
Thoắt đi, thoắt đến, thoắt chờ, thoắt mong?
(Đố là cái gì?)
Đáp án: Con đò.
Câu 19:
Có vòi mà chẳng có đuôi
Bụng chỉ thích chứa nước thôi mới kì
Bình thường chẳng nói năng chi
Gặp lửa lại cáu: “phì, phì” – lạ chưa?
Đáp án: Xe cứu hỏa.
Câu 20:
Xe gì màu trắng
Có chữ thập xinh
Đèn màu nhấp nháy
Chạy nhanh trên đường?
Đáp án: Xe cứu thương.
Câu 21:
Xe gì ba bánh
Chở khách, chở hàng
Bác tài phải đạp?
Đáp án: Xe xích lô.