Video quý hiếm quay lại cảnh đường phố và sinh hoạt của người Sài Gòn cuối năm 1945

0
16

Đoạn video sau đây được quay vào những tháng cuối năm 1945, sau một giai đoạn vô cùng hỗn loạn của Sài Gòn với hàng loạt sự kiện diễn ra liên tiếp nhau. Ngày 14/8/1945, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, sau đó quân đội Anh tiến vào Sài Gòn để giải giáp quân Nhật. Tuy nhiên ngay sau đó lại diễn ra cách mạng tháng 8, các cuộc đụng độ cả quân sự dẫn quân sự nổ ra trên đường phố, Sài Gòn có sự hiện diện của quân đội các nước Anh, Mỹ, Pháp, Nhật, và lực lượng Việt Minh. Cuối tháng 9 năm 1945, Nam kỳ khởi nghĩa diễn ra, Việt Minh phát động tổng bãi công trên toàn thành phố, tới tháng 10 thì lực lượng người Việt giao chiến với quân Anh – Pháp tại khắp các cửa ngõ Sài Gòn.

Ngày 16/10/1945, liên quân Anh – Pháp và đội ngũ hàng quân Nhật dồn quân phản công, Việt Minh ngừng phong tỏa Sài Gòn và rút quân về vùng nông thôn để chuẩn bị “trường kỳ kháng chiến”.


Xem video Sài Gòn 1945

Sau tất cả, đoạn video bên trên được quay vào những tháng cuối năm 1945, lúc này đường phố Sài Gòn có thể gọi là tạm yên ổn, cuộc sống người dân trở lại bình thường. Đoạn video đầu được quay vào khoảng tháng 10, còn đoạn thứ 2 quay vào khoảng tháng 12.

Một số hình ảnh xuất hiện trong đoạn video bên trên:

Đoạn đầu là hình ảnh quay ngân hàng Đông Dương ở bến Bỉ Quốc (quai de Belgique), sau là Bến Chương Dương
Tiếp theo là hình ảnh Dinh Norodom, lúc này đã không còn là Dinh Toàn Quyền, mà đang chuẩn bị đón chủ nhân mới là Cao Ủy Pháp ở Đông Dương
Hình ảnh Thảo Cầm Viên và Bảo tàng Blanchard de la Brosse bên cạnh Thảo Cầm Viên
Dinh Xã Tây (Tòa thị chính Sài Gòn), nay là trụ sở UBND
Tiếp theo là một loạt hình ảnh các tòa nhà đổ nát dọc theo Đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn) vì biến cuộc vừa xảy ra từ tháng 9 năm 1945
Tòa nhà trụ sở hãng xăng dầu SHELL trên đại lộ Norodom, góc đường Luro (nay trụ sở Petrolimex góc Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng)
Tòa nhà Hải Quân Pháp (bâtiment de la Marine nationale) nằm trên đại lộ Norodom, được đưa vào sử dụng năm 1938. Từ sau năm 1955, nơi đây trở thành Phủ thủ tướng trên đại lộ Thống Nhứt, ngày nay là Văn phòng Chính phủ trên đường Lê Duẩn. Đây là 1 trong những tòa nhà đầu tiên ở Đông Dương được xây theo kiến trúc art deco và vẫn còn được giữ nguyên kiểu dáng nguyên thủy
Xe quân sự Pháp trên đường de La Grandière, nay là Lý Tự Trọng
Cảnh buôn bán trên đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ), trước Dinh Xã Tây, bên kia đường là các Kioque
Tiếp theo là đoạn phim quay 1 số cảnh trên đường Catinat (nay là Đồng Khởi). Có 1 số cảnh quay người dân xếp hàng, có thể là để mua thực phẩm lúc này khan hiếm do tình hình chính trị
Một góc chợ Bến Thành sau Nam Kỳ khởi nghĩa
Tiệm sách trên đường d’Espagne (nay là Lê Thánh Tôn)
Tiệm “coi tay coi tướng” trên đường d’Espagne (nay là Lê Thánh Tôn)
Đường Catinat, quán bar Imperial ở góc đường d’Ormay. Sau 1955, đây là quán cafe Imperial góc đường Tự Do – Nguyễn Văn Thinh, đến nay tòa nhà này vẫn còn (góc đường Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi)
Hình ảnh trên hè phố Sài Gòn hoa lệ. nụ cười của cô bé (nay là cụ bà) thật đẹp đặc biệt là con người cũ, chắc chắn sẽ làm cho nhiều người cvamrt thấy bùi ngùi, xen lẫn sự xót xa cho cuộc mưu sinh của người VCieejt xưa trên lề phố Sài Gòn phồn hoa

Đoạn sau đó là quay cảnh mua bán của người Sài Gòn ở Chợ Cũ, quanh góc phố de la Somme, George Guynemer (nay là Hàm Nghi, Hồ Tùng Mậu). Nhìn cảnh cũ người xưa, không thể nén được sự bùi ngùi thương cảm cho cuộc mưu sinh của thế hệ người Việt trước trên hè phố, lề đường gần 80 năm trước:

Một quầy đỏ đen trên lề đường
Đoạn phim quay lại cảnh trên đường Catinat
Công trường Francis Garnier trước Nhà hát Tây (nay là công trường Lam Sơn)
Bên cạnh công trường là Phòng thông tin, lúc này đang niêm yết thông tin về kết cuộc của Thế chiến 2
Từ công trường nhìn qua Continental Palace
Công viên Pages trên đường Catinat nhìn từ góc đường Catinat – d’Espagne (nay là Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn). Công viên này sau đó đỏi thành công viên Chi Lăng – một trong những lá phổi xanh của Sài Gòn, nhưng ngày nay chỉ còn laijn1 khoảnh đất nhỏ trước trung tâm thương mại
Áo dài tân thời trên lề đường Catinat
Bùng binh Bồn Kèn giữa 2 đại lộ Charner – Bonard
Bên trong công trường Francis Garnier
Đoạn phim quay lại cảnh công viên Pages. Bản tên đường ghi chữ Rue d’Espagne (nay là Lê Thánh Tôn)
Tiệm giày Bata giáp với nhà hàng Brodard góc đường Catinat – Carabelli (nay là Đồng Khởi – Nguyễn Thiếp)

Tiếp theo là đoạn video quay vào 1 thời điểm khác, sau thời điểm trước khoảng 1-2 tháng:

Ngân hàng Đông Dương
Cảnh trước Dinh Norodom
Bên trong Thảo Cầm Viên
Đài phun nước hình cá bên trong bùng binh Bồn Kèn trước Nhà hát Tây
Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn cuối năm 1945
Thời điểm này tượng đài Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh phía trước Nhà thờ đã bị lực lượng khởi nghĩa đập bỏ (vào tháng 9 năm 1945), chỉ còn lại phần đế, phải tới năm 1959 mới đặt bức tượng Đức Mẹ lên trên
Tòa nhà đổ nát vì biến loạn năm 1945, nhìn từ góc đường Massiges – Norodom (nay là Mạc Đỉnh Chi – Lê Duẩn)
Tòa nhà Hải Quân Pháp (bâtiment de la Marine nationale) đã nhắc tới ở phía trên
Đại lộ Charner đang được cải tạo, phía trước Dinh Xã Tây
Tòa nhà Bưu Điện phía bên mặt đường Cardi (này là đường sách Nguyễn Văn Bình)
Từ trên tầng thượng chung cư 216 Catinat nhìn về phía Nhà thờ. Tòa nhà bên phải nằm ở góc đường Catinat – de la Grandiere (nay là Đồng Khởi – Lý Tự Trọng)
Tiếp theo là đoạn phim quay cảnh tàu thuyền ở bến sông Sài Gòn, trong ảnh là khách sạn Majestic kiến trúc nguyên thủy
Đoạn phim lại quay lại cảnh công viên Pages
Công trường Francis Garnier nhìn từ Nhà hát Tây
Đại lộ Norodom nhìn về phía Dinh Norodom
Bên trái hình này là Công trường Chiến Sĩ, nay lsf vị trí Hồ Con Rùa. Con đường này có thể là Garcirie (nay là Phạm Ngọc Thạch), xe xích lô đang hướng về phía Nhà thờ
Tượng Petrus trương vĩnh Ký đặt trong công viên bên hông Nhà thờ, sau 1975 đã bị dỡ bỏ
Bên hông Nhà thờ
Cảnh một thợ vẽ tên đường ở trước Tòa nhà Hỏa Xa, cụ đang vẽ chữ De la Somme (đường Hàm Nghi ngày nay)
Cảnh mua bản nhộn nhịp trên lề đường Charner, ngay trước Dinh Xã Tây
Trẻ em vui chơi trong công viên Pages trên đường Catinat, bên kia đường là Dinh Thượng Thơ
Lính Pháp duyệt binh trên đường Catinat, ngang qua Nhà hát. Tòa nhà trong hình là vị trí khách sạn Caravelle ngày nay

Lúc này Nhật đã đầu hàng quân Đồng Minh, nhưng lính Nhật vẫn lưu lại ở Sài Gòn để làm nhiệm vụ trị an theo thỏa thuận với liên quân Anh-Pháp
Khách sạn Saigon Palace ở góc đường Catinat – Vannier (nay là khách sạn Grand Sài Gòn góc Đồng Khởi – Ngô Đức Kế)
Lính Nhật phía trước Cotinantel Palace

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm thông tin và kiến thức mới từ nội dung mà chúng tôi chia sẻ. Hãy tiếp tục ủng hộ chúng tôi và đón nhận thông tin hữu ích từ các bài viết tiếp theo. Trân trọng!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận