Thành Được, người góp phần đưa nghệ thuật Việt đến gần với công chúng thông qua việc sáng tác những ca khúc đầy cảm xúc và sâu sắc. Nghệ sĩ này đã chứng minh sự đẳng cấp và tài năng của mình qua những bản hit gắn bó với lòng người.
Nghệ sĩ cải lương Thành Được vừa từ trần vào 8h20 (giờ địa phương) sáng ngày 16/11/2023.
Theo cố soạn giả Viễn Châu, trong 3 nam nghệ sĩ cải lương ăn khách nhất thời thập niên 1960: Hữu Phước, Thành Được và Hùng Cường, tuy Thành Được có giọng ca truyền cảm kém hơn Hữu Phước nhưng hơn hẳn Hùng Cường; về sắc vóc thì Thành Được đẹp trai hơn Hữu Phước và khôi ngô cũng không kém Hùng Cường. Vì thế, một dạo điện ảnh miền Nam đã có sự tham gia của Thành Được và Hùng Cường.
Ký giả Nguyễn Ang Ca (soạn giả Ngọc Huyền Lan) cũng đã tặng biệt danh “Giọng ca vàng” cho Hữu Phước và “kép hát thượng thặng” cho Thành Được, nhằm tôn vinh giọng ca của 2 nghệ sĩ thượng thặng trong lĩnh vực cải lương.
Ngoài ra, một danh hiệu khác của nghệ sĩ Thành Được là “ông vua không ngai”.
Ông tên thật là Châu Văn Được sinh năm 1934, tại An Mỹ, Kế Sách, Sóc Trăng, trong gia đình phú nông.
Khi được cố soạn giả Viễn Châu hỏi về xuất xứ nghệ danh, nghệ sĩ Thành Được giải thích: “Em lấy chữ Thành từ sự kính nể giọng ca của người đàn anh là Thành Công, ghép với chữ Được là tên cúng cơm. Có một dạo em muốn lấy tên Út Được vì cũng thích danh ca Út Trà Ôn nhưng lại thôi”.
Sau khi học xong tiểu học, Thành Được theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần để học hát, rồi được lên sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát của người cậu. Sau đó 2 năm, ông đã nổi bật trong vai Tô Điền Sơn (tuồng Khi hoa anh đào nở).
Năm 1957, khi bộ tứ bầu gánh Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thúy Nga, Thanh Tao cùng giải tán Đoàn Kim Thanh – Út Trà Ôn, nghệ sĩ Thúy Nga quy tụ một số nghệ sĩ cũ của gánh, thành lập Đoàn Thúy Nga – Phước Trọng, mời Thành Được làm kép chánh trong 2 năm. Sau đó, đoàn trình diễn vở Khi Hoa Anh Đào Nở với kép chánh Thành Được trong vai kiếm sĩ Tô Điền Sơn, đã thành công lớn về mặt nghệ thuật lẫn doanh thu.
Năm 1958, từ Đoàn Kim Thanh – Út Trà Ôn tách ra, bà Kim Chưởng cũng lập gánh hát riêng mang tên Kim Chưởng và ký ngay hợp đồng với 2 nghệ sĩ Út Bạch Lan và Thành Được, lúc đó vừa mới rời gánh Thúy Nga. Đoàn Kim Chưởng hồi đó nổi danh là “Anh hùng lưu diễn” vì đi đến sân bãi nào thì… cỏ không thể mọc nổi do khán giả quá đông.
Đoàn Kim Chưởng cũng là nơi kết duyên cho 2 nghệ sĩ Thành Được – Út Bạch Lan, họ kết hôn năm 1961. Lúc đó bên đàng trai có bà Bảy Phùng Há đứng chủ hôn, bên đàng gái có bà bầu Kim Chưởng. Đám cưới được tổ chức long trọng, hầu hết các ký giả kịch trường, soạn giả và nghệ sĩ tài danh đều được mời tham dự.
Khán giả say mê những vai diễn của Thành Được – Út Bạch Lan qua các vở tuồng: Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp Thành Bát Đa…
Tuy nhiên việc hợp tác với đoàn Kim Chưởng không suôn sẻ. Theo soạn giả Viễn Châu, thời gian sau đó vì một lý do khách quan mà Thành Được phải ngồi tù vì bị tòa tuyên vi phạm quy tắc hợp đồng với bà bầu của đoàn hát. Dịp đó Viễn Châu đã viết bài ca cổ Đêm Lạnh Trong Tù, và Thành Được sau khi được mãn hạn tù đã thu dĩa và bán rất chạy. Cũng dịp đó soạn giả Quy Sắc thì viết bài Xách Cơm Vô Khám Nuôi Chồng, khán thính giả nghe rất xúc động với giọng ca “sầu nữ” Út Bạch Lan…
Thành Được – Út Bạch Lan rời đoàn Kim Chưởng và có thời gian ngắn lập đoàn hát mang bảng hiệu Thành Được – Út Bạch Lan, nhưng sau đó đã cùng đầu quân cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga và trở thành cặp diễn nổi tiếng trong các vở Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Bọt biển, Chuyện tình 17, Tình Xuân muôn tuổi, Rồi 30 năm sau, Giấc mộng giữa hoàng lăng…, đặc biệt hơn cả là vở Nửa đời hương phấn. Tại đoàn Thanh Minh Thanh Nga, chuyện tình Thành Được và Thanh Nga được nhiều người biết tới.
Nghe tuồng Nửa Đời Hương Phấn
Đến năm 1964, hôn nhân của Thành Được và Út Bạch Lan tan vỡ.
Năm 1966, Thành Được đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai diễn tướng cướp Thi Đằng (tuồng Tiếng hạc trong trăng).
Nghe tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng
Năm 1977, nghệ sĩ Thành Được tái hôn.
Năm 1984, Thành Được đi lưu diễn tại Đức và xin tị nạn chính trị tại đây. Ông sinh sống bằng nghề nhà hàng tại Đức và năm 1995 đến Hoa Kỳ mở nhà hàng Thành Được tại Milpitas, California, một phố nhỏ sát San Jose, California.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý độc giả đã dành thời gian đọc bài viết này. Hy vọng thông tin về chia tay nghệ sĩ Thành Được sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự kiện này. Cảm ơn bạn đã quan tâm và ủng hộ!